Friday, February 24, 2012

SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI…




Khi bước vào cái tuổi 50 người ta bắt đầu để ý lo lắng đến sức khỏe. Không phải thế hệ chúng ta muốn sống vui sống khỏe mới nghĩ đến chăm sóc sức khỏe mà vì chúng đọc sách, học hỏi và có nhiều cơ hội tìm hiểu nền y học ở xứ sở tân tiến này.
Càng lo lắng về sức khỏe thì chúng ta càng ngại mỗi khi ăn hay làm những động tác gì có ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì người cao tuổi mọi chức năng đều suy giảm, trong đó sức đề kháng cũng giảm thì bệnh tật có thể tấn công dễ dàng nhất là các bệnh gây ra bởi sinh vật như virus, vi khuẩn, vi nấm, v.v….Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ của người cao tuổi càng rõ nét mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa lạnh. Bệnh mà người cao tuổi hay dễ mắc phải trong mùa lạnh là bệnh đường hô hấp. Trong khi đó số người cao niên khác hay mắc phải bệnh Parkinson còn gọi là bệnh liệt rung, là bệnh do suy thoái chức năng của hệ thống thần kinh. Bệnh này thường xảy ra cho đàn ông vào lứa tuổi 50. Tỷ lệ mắc bệnh là 1/500.
Người mắc bệnh Parkinson thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và có thể dẫn đến trầm cảm…
Người cao tuổi, ngoài ra còn mắc một bệnh thông thường khác là ăn không ngon và khó tiêu.  Đây là cảm giác của người cao tuổi thì đúng hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm giác ăn không ngon ở người cao tuổi. Muốn khắc phục tình trạng trên chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học đảm bảo dinh dưỡng kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, khi có tuổi thì thị lực hay thị giác chúng ta cũng yếu dần. Khi đọc sách hay xem TV thường dùng kính lão hay kính cận mới thấy rõ.
Chúng tôi mạo muội sưu tầm những tài liệu khoa học bàn về nguyên nhân của những căn bệnh thông thường của tuổi cao niên và làm cách nào để đề phòng hữu hiệu.
Bệnh Parkinson…

Hiện nay, y học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson, nhưng nhận thấy ở người mắc bệnh, hàm lượng dopamine trong cơ thể giảm đi đáng kể. Dopamin là chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm catecholamine (gồm có dopamine, noradrenalin, adrenalin) tập trung nhiều ở vùng hạch đáy (basal ganglia) của não. Dopamin đóng vai trò quan trọng trong việc cử động và phối hợp các động tác của cơ thể. Khi các tế bào sản sinh ra dopamine bị thoái hóa hay chết đi, gây nên sự thiếu hụt dopamine trong cơ thể và đây chính là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh Parkinson. Ngoài ra còn một số yếu tố thuận lợi như:
-       Thường tiếp xúc với thuốc trừ sâu diệt cỏ.
-       Có tiền sử về chấn thương vùng đấu, viêm não.
-       Có bệnh xơ vữa động mạch…
Các triệu chứng của bệnh Parkinson thường diễn tiến kéo dài:
-       Lúc đầu bị run ở một tay, sau lan ra ở chân cùng bên rồi dần dần run ở cả hai bên.
-       Người bệnh thường có thể cứng đờ, chậm chập, khuôn mặt vô cảm, tướng đi khom về phía trước, hay mất thăng bằng.
-       Người bệnh gặp khó khăn khi viết chữ, tâm trạng lo lắng thường dẫn đến trầm cảm.
Hiện nay khoa học vẫn chưa có thể điều trị hẳn hết bệnh Parkinson nhưng giúp ngăn chặn quá trình phát triển qua các phương pháp như sau:
-       Phương pháp vật lý trị liệu: giúp đỡ rất nhiều trong giai đoạn đầu của người bắt đầu mắc bệnh, giúp cải thiện đáng kể khả năng vận động và nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân.
-        Phương pháp dùng thuốc: Levodopa đây là thuốc chủ yếu dùng để điều trị bệnh Parkinson. Việc sử dụng levodopa sẽ giúp cho người bệnh giảm bớt những triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Levopoda là tiền chất của dopamine. Khi vào cơ thể levopoda vượt qua được hàng rào máu não và chuyên hóa thành dopamine. Nếu levopoda không qua được hàng rào máu não thì nên không thể sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên ở ngoại biên levopoda bị các enzyme decarboxylase chuẩn hóa thành dopamine, nên levopoda thường được phối hợp với các chất ức chế enzyme này như carbidopa, benserazid, madopar. Để tăng hiệu quả điều trị, levopoda thường được phối hợp với các thuốc sau đây:
-       Amantadin là thuốc điều trị virus type A nhưng còn được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson. Amantadin giúp kích thích sự phóng thích dopamine nội sinh.
-       Các thuốc chủ vận dopamine (dopamine agonists) gồm cobromocriptin, pergolid, pramipexode kích thích trực tiếp lên các thụ thể dopaminergic.
Phương pháp ngoại khoa: được sử dụng khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn. Việc phẫu thuật não sẽ cải thiện đáng kể  các triệu chứng run, cứng đơ của người mắc bệnh Parkinson.
Thị lực kém…

Nghiên cứu cho biết có mối liên quan giữa di truyền và bệnh lý về mắt. Nếu gia đình có tiền sử bệnh đái tháo đường, dĩ nhiên có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc liên quan bệnh này. Một số bệnh khác như đục nhân mắt, tăng nhãn áp, thoái hóa thời điểm vàng do tuổi tác có liên quan đến tiền sử gia đình. Nếu bạn bắt đầu nhìn thấy hai hình ảnh cùng lúc, gặp khó khăn trong việc thích nghi với ánh sáng yếu hoặc nhìn ánh sáng yếu hoặc đau mắt, mắt sưng phồng, hãy đến khám bác sỹ ngay càng sớm càng tốt. Khi có tuổi những triệu chứng này có thể là bệnh mắt nghiêm trọng và cần được bác sỹ kiểm tra và theo dõi.
Thường xuyên khám mắt để kiểm tra bệnh cao huyết áp hoặc đái tháo đường. Hai bệnh lý này có thể làm căng một cách bất thường các mạch máu nhỏ xíu của võng mạc khiến chúng bị xoắn lại. Nếu biết kiểm soát tốt hai bệnh cao huyết áp hoặc đái tháo đường có thể đề phòng bệnh về võng mạc.
Ăn uống khỏe mạnh với nhiều thực phẩm chứa chất kháng oxy hóa và chất béo chứa acid mega-3. Các nhà nghiên cứu khoa dịch tễ học cho biết khẩu phần nhiều rau lá màu xanh đậm và củ quả màu vàng và cam chứa nhiều beta-carotene, lutein, và zeaxathin giúp đề phòng thoái hóa thời điểm vàng do tuổi tác. Bệnh mắt do lão hóa cần tiêu thụ thực phẩm chưa vitamin C và E, selenium và đồng. Các chất kháng oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp. Tránh hút thuốc. Ngay cả chế đệ dinh dưỡng khỏe mạnh cũng không thể bù đắp những tổn thất về mắt do khói thuốc lá gây ra và tiếp xúc với khói thuốc. Những thay đổi về sinh lý có thể gây thoái hóa điểm vàng và đục nhân mắt cũng do khói thuốc lá. Thường xuyên tập thể dục. Cách này giúp bình ổn lượng đường trong máu và cải thiện tuần hoàn máu cho mắt lão.
Bệnh hô hấp…

Viêm mũi họng là bệnh có thể mắc quanh năm nhưng vào mùa lạnh người cao tuổi hay gặp nhất nên hiện tượng hắt hơi sổ mũi nước, đau rát họng gây ho, tức ngực có khi khó thở.
Viêm họng mãn tính kéo dài, khi thời tiết thay đổi đều có khả năng tái phát trở lại. Người cao tuổi vào mùa lạnh còn hay mắc viêm quản hay viêm phổi.
Nên lưu ý là viêm phổi ở người cao niên có khi thân nhiệt không tăng như ở người trẻ tuổi. Nên chúng ta dễ nhầm vì không quan tâm do đó khi lâm trọng bệnh chúng ta mới đưa vào nhà thương thì bệnh đã quá nặng. Một số người có bệnh mãn tính như hen suyển, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì vào mùa đông bệnh dễ tái phát dễ xuất hiện các biến chứng. Yếu tố thuận lợi gây bệnh trước tiên là thuốc lá. Thuốc lá khi hít vào đường hô hấp sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi, do đó tăng nguy cơ bội nhiễm. Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, khói bếp than, bếp củi hay dầu, nhà ở chật chội, không thoáng cũng là những yếu tố thuận lợi làm cho người cao tuổi dễ mắc bệnh đường hô hấp nhất và vào mùa lạnh. Một số bệnh mạn tính kéo dài ở người cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ đường hô hấp.
Để phòng bệnh hô hấp trong mùa lạnh, cần mặc đủ ấm, tránh gió lùa. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hay ngược lại nên hạn chế ra khỏi nhà. Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi bộ vận động cơ thể trong nhà, tránh ra ngoài trong lúc gió lùa. Cần vệ sinh miệng sạch sẽ như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy.  Trường hợp răng giả cần vệ sinh thật sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối. Khi ăn không để bám víu thức ăn vào răng làm tăng nguy cơ nhiễm vi trùng cho đường hô hấp. Cần bỏ thuốc lá. Mùa lạnh người cao tuổi cũng nên tắm rửa hằng ngày hay vài lần mỗi tuần.
Trà xanh…

Người cao tuổi thường xuyên uống trà xanh sẽ nhanh nhẹn hơn và ít bị tàn tật hơn bạn bè cùng lứa tuổi.
Trà xanh chứa các chất chống oxidant giúp hạn chế việc hủy hoại tế bào dẫn đến bệnh tật. Từ lâu nay các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu ảnh hưởng của trà xanh tới cơ thể tử hàm lượng cholesterol tới nguy cơ ung thư. Trong công bố trên American Journal of Clinical Nutrition các nhà nghiên cứu quyết định kiểm tra câu hỏi liệu người uống trà xanh có giảm được nguy cơ yếu đuối và tàn tật khi già đi hay không.
Yasutake Tomata và cộng sự viên từ trường Y của đại học Tohoku đã theo dõi gần 14. 000 người tuổi từ 65 trở lên trong vòng 3 năm. Họ phát hiện những người uống nhiều trà xanh thì ít có nguy cơ bị mất chức năng sinh hoạt nhất, hoặc trục trặc trong những vận động hàng ngày, cơ bản như mặc quần áo hay tắm gội. Cụ thể 135 số người tuống chưa đầy một cốc trà xanh mỗi ngày bị mất chức năng sinh hoạt so với chỉ số 7% ở nhóm trên 5 cốc mỗi ngày. Mặc dù những người thích trà xanh thường là những người ăn uống lành mạnh hơn như ăn nhiều cá rau và hoa quả, có học vấn cao hơn có xu hướng hoạt động xã hội và có nhiều bạn bè hơn, song ngay cả khi tính đến các điều này thì trà xanh vẫn có mối liên hệ mật thiết với việc giảm nguy cơ tàn tật, nhóm nghiên cứu khẳng định. Những người uống ít nhất 5 cốc trà xanh mỗi ngày thì giảm 1/3 nguy cơ bị tàn tật so với người chỉ uống chưa đầy một cốc mỗi ngày…
Viêm họng…

Đối với người sống miền bắc cực, khí hậu lạnh lẽo hầu như quanh năm, người cao tuổi hay cảm thấy cổ họng khô, sưng và đau khi nuốt. Có thể là viêm họng rồi đấy. Nếu chúng ta thường xuyên dùng thuốc trụ sinh thì có thể bị nhờn thuốc và việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Đau cỗ họng thường do nhiễm virus như cảm lạnh hoặc cúm. Viêm họng thường sẽ tự khỏi khi ta giữ gìn cổ họng của mình tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.  Chúng ta không lo lắng vì có một số biện pháp đơn giản và tiện lợi mà chúng ta có thể làm ở nhà như sau (trích từ Healthcastle magazine):
1.   Hãy giữ cổ họng thật ấm trong mùa lạnh và điều trị viêm họng bằng các loại thảo dược như uống nước ấm với mật ong. Mật ong có thể chữa đau họng mặc dù cho đến nay các nhà khoa học không hiểu đầy đủ về cơ chế hoạt động của loại thảo dược này. Nhưng chắc chắn trong mật ong có thể ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Cách sử dụng như sau: trộn 1 hay 2 thìa mật ong vào một cốc nước nóng và uống từ từ.
2.   Súc miệng với nước muối có thể làm giảm viêm họng. Vì sao? Vì muối có thể lấy nước ra khỏi màng tế bào, do đó dùng muối khá hiệu quả trong việc giảm sưng và viêm họng.
3.   Trà xanh. Một nghiên cứu cho thấy rằng những người tham gia sử dụng trà xanh để tăng khả năng miễn dịch bởi vì họ có thể giải phóng hormone interferon, có thể để chiến đấu chống lại các virus. Để có kết quả tốt hơn, chúng ta có thể thêm mật ong vào cốc trà xanh để uống từ từ.
4.   Dấm rượu táo. Mặc dù không thể tìm thấy bằng chứng khoa học về cơ chế hoạt động của chúng nhưng nhiều người cho cách này rất hiệu quả. Cách sử dụng: trộn một muỗng canh dấm táo trong cốc bước ấm, sau đó súc miệng và nuốt.
5.   Dùng vitamin D. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy rằng những người uống bổ sung vitamin D mỗi ngày ba lần sẽ có khả năng tránh các triệu chứng của cảm lạnh và cúm. Nói cách khác, nếu chúng ta dùng loại vitamin này , nó sẽ cải thiện hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng đau họng.
Bệnh ăn không ngon và khó tiêu..

Chứng khó tiêu không phải là một triệu chứng mà bao gồm nhiều triệu chứng như: chướng bụng, đầy hơi, khó chịu, mau no đặc biệt là sau khi ăn làm cho bệnh nhân có cảm giác chậm tiêu. Có bệnh nhân bị buồn nôn hoặc nôn sau ăn, đôi khi kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Có bệnh nhân khác lại bị ợ hơi, có cảm giác vướng nghẹn ở cổ họng. Tất cả các triệu chứng trên liên quan đến rối loạn về co bóp của dạ dày hoặc của thực quản. Ngoài ra, người bị chứng khó tiêu có thể bị đau ở vùng thượng vị mà dân gian thường gọi là đau vùng chấn thủy. Ợ nóng tức là cảm giác nóng rát ở phần giữa ngực. Do cách ăn uống: khi ăn thức ăn chua cay, nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ rất dễ bị khó tiêu. Có người chỉ cần ăn nhiều tinh bột và chất xơ cũng bị đầy bụng khó tiêu. Có khi do ăn quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội nên dẫn đến dễ nuốt nhiều hơi trong lúc ăn. Giờ giấc ăn uống không ổn định, ăn no mà nằm ngay cũng có cảm giác tức bụng...
Do lạm dụng một số chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá: các chất này làm tăng tiết axít dịch vị, làm tăng cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị và gây ợ chua.
Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: người ta ghi nhận một nửa số người bị chứng khó tiêu có nhiễm Helicobacter pylori và khi điều trị khỏi nhiễm khuẩn này thì triệu chứng có thể thuyên giảm hoặc mất đi.
Do căng thẳng thần kinh, bị stress: nhiều áp lực trong công việc cũng làm rối loạn co bóp dạ dày và tăng tiết dịch vị.
Do tác dụng phụ xảy ra trên đường tiêu hóa của một số thuốc chữa bệnh: như kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc kháng viêm, corticoid, thuốc dãn phế quản...
Chứng khó tiêu có thể xảy ra do các bệnh về tiêu hóa hoặc do các bệnh không liên quan đến tiêu hóa: viêm loét dạ dày – tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản; các bệnh về tụy gây thiếu các men tụy để tiêu hóa các chất như đường, đạm, mỡ…; các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cường giáp... Ngoài ra, viêm gan, sỏi mật, sau cắt túi mật... cũng gây khó tiêu do thiếu dịch mật để tiêu hóa chất béo.
Chứng khó tiêu có thể xảy ra do các bệnh về tiêu hóa hoặc do các bệnh không liên quan đến tiêu hóa: đái tháo đường, viêm gan, sỏi mật.
Để điều trị chứng khó tiêu, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân. Tùy theo nguyên nhân sẽ có cách điều trị tương ứng. Trong trường hợp bị khó tiêu chức năng, chủ yếu là triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, mau no… người ta có thể thử sử dụng các thuốc làm tăng co bóp dạ dày giúp đẩy hơi và thức ăn đi xuống ruột và hạn chế hiện tượng trào ngược. Thuốc thường được dùng là Domperidon maleate. Thuốc này cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu và làm cho mau đói bụng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khoảng 5 – 7 ngày, nếu sau đó chứng khó tiêu vẫn không thuyên giảm, chúng ta phải đến bác sĩ để khám bệnh và tìm xem có bệnh thực thể nào gây ra chứng khó tiêu hay không, ví dụ như viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày… Nếu bệnh nhân bị đau thượng vị, có thể kết hợp các thuốc giảm tiết axít hoặc trung hòa axít dịch vị sẽ làm cho bệnh nhân giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn.
Cũng cần lưu ý, một số thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa nhất là khó tiêu, buồn nôn. Nếu phát hiện các thuốc này gây ra triệu chứng, tốt nhất nên đến bác sĩ để được đổi sang thuốc khác. Không nên dùng kéo dài các thuốc hỗ trợ tiêu hóa như các vitamin, các men tụy vì nếu bổ sung lâu ngày sẽ làm cho các tuyến tiêu hóa của cơ thể “lười” tiết các men, làm cho tình trạng khó tiêu xảy ra lâu hơn… Gừng - Đây là loại gia vị nổi tiếng trong việc chữa trị những rắc rối cho bao tử và cải thiện sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Bạn có thể dùng các loại thuốc viên được chế biến từ bột gừng, uống trà gừng, ăn kẹo gừng hoặc dùng mứt gừng…
Để tránh làm bao tử khó chịu, bạn hãy chú ý vài vấn đề sau:
a.   Ăn chậm và nhai kỹ
b.   Lượng đường fructose trong nước ép trái cây có thể gây ra các cơn đau bụng và làm phát sinh hơi gas trong bao tử. Hơi gas sẽ di chuyển đến ruột và khiến các cơ quan này không hoạt động hiệu quả, gây đầy hơi và khó tiêu. Do đó, cần tránh việc uống nước ép trái cây trong bữa ăn nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chúng.
c.   Nếu phó mát và những sản phẩm từ sữa làm bạn cảm thấy đầy hơi, rất có thể bạn đã bị dị ứng với chất lactose có trong các loại thực phẩm này. Cố gắng chọn những sản phẩm từ sữa không chứa đường sữa lactose trong khẩu phần ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, phải ăn chậm để tránh bị các sản phẩm này làm đầy hơi.
d.   Ăn chậm và nhai kỹ luôn luôn là cách tốt nhất để phòng ngừa chứng khó tiêu. Nhai và nuốt thức ăn ngấu nghiến chỉ làm bạn nuốt thêm hơi gas nhiều hơn. Kết quả là cơ thể bạn sẽ phồng lên vì chứa đầy hơi trong bao tử.
e.   Ăn bữa chính cuối cùng trong ngày trước giờ đi ngủ khoảng 3 tiếng. Khi đã chuẩn bị để say giấc nồng, cơ thể sẽ không thể tiêu hóa tốt thức ăn nữa.
Hơn nữa người cao tuổi khi các giác quan suy giảm như mắt nhìn mờ, mũi ngửi kém, cảm giác ở lưỡi cũng không còn nhạy làm cho việc ăn uống kém ngon. Hơn nữa các chân răng yếu, cơ xương làm teo nhão làm cho sức nhai bị giảm đi khá rõ. Ở  những người cao tuổi có răng giả hoặc răng yếu bị lung lay nên khi ăn họ nhai nuốt rất khó khăn, yếu sức hoặc đau nhức không sử dụng tay hữu hiệu để đưa thức ăn vào miệng, ăn chậm làm thức ăn nguội không hấp dẫn. Cách khác là do ăn suy giảm vị giác, lượng nước bọt  hoặc mắc một số bệnh mạn tính như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hen phế quản, thoái hóa khớp xương, mất ngủ,….khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn dẫn đến chán ăn. Có nhiều nguyên dó khác gây chán ăn ở người cao tuổi. Thí dụ người mắc các bệnh mạn tính thường xuyên sử dụng thuốc. Trong đó có một số thuốc có tác dụng phụ khiến bị đầy hơi, không tiêu và có cảm giác ăn không ngon như các thuốc trị bệnh tim, an thần, thuốc ngủ, chống đau nhức, trị cảm, chống nghẹt mũi…làm giảm thích thú trong việc ăn uống, thậm chí có người thường xuyên bỏ dở bữa ăn.
Muốn khắc phục tình trạng chán ăn này người cao tuổi cần ăn thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt, không nên ăn quá no, không ăn quá mặn, không ăn nhiều mỡ. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, có thể là 4 hay 5 bữa. Cần thay đổi khẩu vị ăn uống, thức ăn mềm, lỏng cho thích hợp với người cao tuổi. Người có nhiều bệnh mạn tính cần có chế độ dinh dưỡng theo chỉ định của bác sỹ.
Chữa trị sạn ở thận (cailloux = kidney stone) còn nhỏ…



Chúng tôi muốn chia sẽ với các bạn một mánh khóe rất hữu hiệu cho những ai vừa phát hiện có hột sạn trong thận. Ông anh bà xã tôi, đến gần tết Nhâm Thìn đang làm việc thì đau bụng không chịu nỗi. Bà xã anh cố gắng thoa bóp bằng dầu xanh nhưng cả ngày vẫn đau dữ dội, không bớt. Bà xã anh gọi 911 và xe cứu thương đến rướt đưa anh vào bệnh viện cấp cứu (ER). Bác sỹ chụp xạ quang và thấy một hột sạn khá nhỏ ở thận. Họ cho biết là vì sạn quá nhỏ chua đủ kích thước để làm phẫu thuật (surgery). Sau 1 đêm họ cho về nhà nghỉ và sẽ trở lại khám và chụp X-quang sau 1 tháng. Bà xã anh lo ngại về bệnh tình của ông chồng và từ từ chị xem Internet tìm hiểu cách đề phòng bện và điều trị sạn ở thận. Có rất nhiều lời lý thuyết và lời khuyên y khoa trên mạng. Nhưng có phương pháp chữa trị rất hợp lý. Phương pháp này cho rằng người Ý hay đề phòng bệnh sạn trong thận bằng cách ăn dầu olive oil với khóm (thơm = ananas/pineapple). Vì hai thứ này trộn chung sẽ trở thành 1 dung dịch làm mòn dần hột sạn và bài tiết dần ra khỏi cơ thể. Thế là chị tìm cách chế món gỏi khóm (thơm ananas/pineapple) với thịt bò trộn thật nhiều và nhiều dầu olive. Chị cho anh ăn ít nhất 1 lần mỗi tuần. Sau một tháng chị đưa ông anh đến gặp bác sỹ như lời hẹn và chụp X-quang lại bao tử và thận. Ông bác sỹ trố mắt ngạc nhiên, hột sạn biết mất. Ông không tin và hỏi bà xã anh làm cách nào để làm biến mất hột sạn trong thận thế. Anh cho biết là bà xã cho anh ăn nhiều gỏi khóm và dầu olive. Ông bác sỹ lắc đầu chịu thua vì có những phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả mà khoa học chưa tìm ra…
Tóm lại muốn sống vui khỏe mạnh người cao tuổi cần tránh mọi tác nhân kích thích như rượu, hút thuốc lá, chè đặc, càphê… gây mất ngủ. Ăn hoa quả hàng ngày để tăng cường vitamin cho cơ thể. Cần rèn cho mình thói quen tập thể dục thường xuyên phù hợp với khả năng. Quan trọng nhất là khám sức khỏe theo định kỳ để bác sĩ tìm ra sớm những căn bệnh khó chữa, hoạ may còn được cứu sống để còn chung vui với con cháu..
Phuc Nguyen (nghiên cứu và biên dịch)