Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu. Rau má thường dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, bạch đới, mụn nhọt, rôm sẩy. Từ những năm 1940, y học hiện đại bắt đầu nghiên cứu những tác dụng của rau má. Rau má có những hoạt chất thuộc nhóm saponins (còn được gọi là tripernoids) bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid. Hoạt chất asiaticoside đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao. Người ta cho rằng trong những bệnh này, vi khuẩn dược bao phủ bởi một màng ngoài giống như sáp khiến cho hệ kháng nhiểm của cơ thể không thể tiếp cận. Chất asiaticoside trong dịch chiết rau má có thể làm tan lớp màng bao này để hệ thống miển dịch của cơ thể tiêu diệt chúng.
Rau má là một cây loại thảo, nhiệt đới đã được sử dụng trong các điều trị dân gian để trị một số bệnh như phỏng, bệnh về tĩnh mạch, và ung loét ngoài da (ulcer). Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận dùng rau má bằng cách uống hay thoa đắp ngoài da giúp vết thương mau lành, kể cả các vết thương khi giải phẫu, các vết lở loét ung nhọt và cả vết lở do bệnh cùi (Indian Journal of Pharmacology Số 28-1996). Rau má được dùng uống để trị các bệnh về tĩnh mạch như sa tĩnh mạch ở chân, sưng phù. Dạng chế phẩm thông dụng nhất là: Phần trích triterpene tổng cộng được tiêu chuân hóa (Standardized total triterpenic fraction= TTFCA) chứa asiatic acid (khoảng 30%), madecassic acid (khoảng 30%) và asiaticoside (khoảng 40%) (asiaticoside là một glycoside của asiatic acid). Liều uống của TTFCA thường từ 50 đến 180 mg mỗi ngày (liều này thường được cơ thể dung nạp rất tốt).[1]
Ở Ấn Độ, rau má còn được gọi là Brahmi (Gotukola) hàm nghĩa với một loại dược thảo có thể giúp con người tiến sự hòa hợp tâm thức vũ trụ (knowledge of the supreme reality). Do đó rau má luôn là một phần ăn của thiền sư và nhà thông thái. Thực ra rau má tác dụng đến hoạt động hệ thần kinh trung ương và giúp cải thiện trí nhớ của người già. Người ta cho rằng rau má có hiệu quả tốt với bệnh Alzheimer nhờ vào chất asiaticoside có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh khỏi tác động của các độc tố beta-amyloid. Rau má được dân bản xứ dùng để chữa trị bệnh phong hủi, bệnh da nhăn và cũng làm tăng cường trí nhớ.
Rau má còn là một loại rau thông dụng có tác dụng sát trùng giải độc ở vết thương, thanh nhiệt lương huyết. Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da. Tuỳ theo khu vực trồng hoặc mùa thu hoạch tý lệ các các hoạt chất có thể sai biệt. Thành phần của rau má bao gồm những chất sau: beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K. Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiên nay rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mở để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẫu, cấy ghép da, những vết lở lâu lành, vết lở do ung thư, bệnh phong, vẩy nến…
Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Do đó rau má cũng thường được dùng trong các chứng tăng áp lực tĩnh mạch ở các chi dưới.
Trong nghiên cứu về khả năng chống ung thư của rau má, kết quả ghi nhận là liều cho uống một dịch chiết rau má chứa lượng cao triterpinoid 1 gram/ kg trong 5 ngày, uống cách nhật, ức chế được sự tăng trưởng của ung thư bướu và kéo dài được thêm thời gian sống của chuột bị chích tế bào ung thư lymphoma vào cơ thể. Sự ức chế rõ rệt hơn khi thí nghiệm trên chuột được cho dùng dịch chiết rau má trước khi bị chích tế bào ung thư vào cơ thể, kết quả không rõ rệt khi bắt đầu cho chuột dùng dịch chiết rau má 10 ngày sau bị chích tế bào ung thư. Liều tương đương để áp dụng nơi người là vào khoảng 4.8 gram/ ngày. Trong nghiên cứu này hoạt tính ức chế bướu ung thư có lẽ không do tác động diệt bào nhưng do tác động gián tiếp vào ức chế bướu do gây ra tình trạng giảm cường độ thẩm thấu của mạch máu[1].
Theo khuyến cáo của bộ Sức Khoẻ Canada có cảnh cáo về những thực vật làm thuốc nhập cảng từ các quốc gia thứ ba như Brasil, Trung quốc và Ấn độ rằng chúng ta nên thận trọng khi dùng những loại thuốc làm từ thực vật như rau má vì những nghiệm xét cho thấy đa số thuốc đông dược (herbal medicine) chứa nhiều độc tố như cadmium, lead và mercury (thủy ngân) từ 2 đến 10 lần lượng mà cơ thể con người có thể tiếp nhận theo An Exporation of Current Issues in Botanical Quality of Allison R. McCutcheon issued at February 27, 2002.
Ngày nay nhiều loại thuốc thiên nhiên (natural medicine) hay đông y được chế tạo để thay thế thuốc tây cho nhiều căn bệnh. Càng ngày chúng ta thấy rau má được chế biến dưới nhiều hình thức thương mại như cream dưỡng da, thuốc viên hoặc nước như hãng Amruta Herbals Pvt Ltd Ấn Độ hay Indena – Milano Ý đại Lợi, v.v… Họ cho rằng thuốc biến chế từ rau má (centella asiatica) có thể ngừa hoặc chữa những bệnh như sau[2][3]:
· Anti-oxydant ngừa ung thư.
· Chống và ngừa viêm gan (hepatitis).
· Giúp vết thương chóng lành, vết bỏng hay ghẻ lở.
· Khử trùng và giải độc.
· Bệnh khô da hay da nhăn trên mặt
· Kích thích sự tiêu hoá, nhuận gan, nhuận trường, lợi tiểu và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, v.v.v…..
Chúng ta không phủ nhận rau má có nhiều giá trị dinh dưỡng và chữa trị. Như tất cả các loại thuốc khác mỗi thứ đều có tác dụng mạnh và hữu hiệu vào một bộ phận nào đó của cơ thể nhưng không vì thế mà chữa khỏi hết tất cả bệnh. Bạn không nên tự chữa khi mắc phải những căn bệnh khó trị, tham khảo ý kiến bác sỹ vẫn là điều cần thiết.
Rau má dễ trồng như cỏ dại. Chúng ta chỉ cần ra phố Trung Hoa mua hạt giống rau má về trồng sau vườn. Không nên mua rau má khô hay tươi nhập cảng có nhiều nguy cơ do thuốc sát trùng và phân bón gây ra. Xay nát rau má để làm nước giải lao cho cả gia đình vào mùa hè thì tuyệt vời. Có thể để trong tủ lạnh nhiều ngày để dùng như orange hay apple juice, vừa bổ vừa ngừa bệnh vừa ngon vừa rẻ tiền.
Phuc Nguyen – sưu tầm & nghiên cứu
Tài liệu tham khảo:
[1] http://www.yduocngaynay.com/8-8TK_TrVHung_RauMa.htm
[2] http://centella-asiatica.101herbs.com/
[3] Centella Asiatica selected Triterpenes – A highly standardized natural remedy for the maintenance of an healthy venous system – Indena – 20139 Milano Italy Tel: 0257496.1
[4] http://explorepharma.wordpress.com/2010/09/30/centella-asiaticabrahmi/