Monday, January 2, 2012

SỰ THẬT VỀ VỤ THẢM SÁT Ở MỸ LAI



Phỏng theo sách Whiteout: The CIA, Drugs and the Press by Alexander Cockburn, Jeffrey St.Clair. The Opium war p. 235-250[1]
Câu chuyện thảm sát 504 dân làng và trẻ em Mỹ Lai tưởng đã đi vào quên lãng trong tiềm thức của dân Việt Nam nào ngờ gần đây trong lúc truy tìm dữ liệu về Tam Giác Vàng tôi tình cờ đọc được tài liệu của CIA về vấn đề tham nhũng, ma túy và việc nhúng tay của CIA vào những hoạt động bất chính của họ. Xin tóm tắc lại nội vụ vấn đề vây quanh Mỹ Lai mà hơn 43 năm nay nhiều người trong chúng ta vẫn còn chưa hiểu rỏ âm mưu CIA cũng như những hành động mờ ám của thủ hạ và đồng loã quốc tế.
Trong năm 1968 quân giải phóng phát động một chiến dịch lớn bất ngờ tấn công tất cả các thành phố lớn miền Nam trong dịp Tết (Biến cố Tết Mậu Thân hay ở miền Bắc gọi là "Tổng Tấn Công’’-vi phạm hiệp định ngưng bắn) trong khi người dân đang vui Tết và quân đội được nghỉ phép thăm gia đình. Quân giải phóng và Bắc Việt chiếm thành phố Huế, sau biến cố Mậu Thân nhiều ngôi mộ tập thể đã được tìm thấy nơi đây. Nhiều người trong số các nạn nhân tìm thấy có quan hệ với chính quyền miền Nam hay cộng sự viên  Mỹ (Thảm Sát Tết Mậu Thân). Chỉ một thời gian ngắn sau Tết Mậu Thân các lực lượng giải phóng bị đẩy ra khỏi tất cả các thành phố ở miền Nam và hầu như bị tiêu tán gần hết. Những năm sau đó quân chính quy Bắc Việt với pháo binh và xe tăng hùng hậu lần lượt đưa vào miền Nam để chuẩn bị những cuộc đại tấn công. Cũng vài tháng sau biến cố Tết Mậu Thân ngày 13/6/68, một đơn vị lính Mỹ đã tàn sát 504 dân làng và trẻ em vô tội ở Mỹ Lai, huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi vì họ tình nghi là có du kích VC trà trộn trong dân chúng, sự cố nầy gây ra nhiều phẩn nộ và phản đối cực kỳ của dư luận khắp thế giới. Sau vụ điều tra của chính phủ Mỹ thời bấy giờ, họ chỉ buộc tội trung uý William Calley, đơn vị Charlie và kết án 2 năm tù. Thật tội nghiệp cho 504 thường dân vô tội bị thảm sát và được trả giá bằng 2 năm tù của một trung uý Mỹ. Thực ra đây chỉ là một vụ án trá hình buộc tội một anh lính quèn Mỹ để làm dư luận quốc tế lắng đọng xuống mà thôi...
Thực tế nội vụ thảm sát 504 dân làng Mỹ Lai được lên kế hoạch bởi hai thủ phạm chính - nhân viên cao cấp CIA Paul Ramsdell và đại tá Khiển tỉnh trưởng tỉnh Quảng Ngãi thời bấy giờ (1968)[1]. Việc thi hành hoạt động dưới sự bảo trợ của cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (US Agency for International Develpment) dưới quyền chỉ huy của ông Ramsdell cũng là người chịu trách nhiệm về chiến dịch Phượng Hoàng (Operation Phoenix) để truy nả và thiết lập danh sách những nghi can, thành viên hay cảm tình viên Việt cộng ( National Liberation Front). Sau đó ông Ramsdell chuyển danh sách ấy cho Quân Đội Mỹ để họ tùy cơ thanh toán. Trong trường hợp làng Mỹ Lai ông Ramsdell trình lên hội đồng giám sát mật vụ Barker do đại úy Koutac chịu trách nhiệm rằng:  “mọi người trong làng Mỹ Lai đều là cảm tình viên VC vì nếu không họ không thể sống trong vùng kiểm soát bởi VC.”
Ông Ramsdell nhận được những tin tức này từ tay đại tá Khiển tỉnh trưởng tỉnh Quảng Ngãi. Điều chắc chắn là đa số gia đình đại tá là nạn nhân trong vụ tết Mậu Thân vài tháng trước đó. Đại tá Khiển nổi tiếng thời bấy giờ là một trong những nhân vật tham nhũng nhất chế độ VNCH. Cũng là một người sĩ quan nắm trong tay tất cả ngân quĩ chi tiêu gian lận, lương quân đội cho đến đĩ điếm. Nhưng hoạt động có lợi kết sù cho ông vẫn là việc tổ chức đường dây chuyên chở ma túy từ Lào về để bán cho quân đội Mỹ cứ đóng ở miền Nam VN.
Đối với CIA chuyện dấu giếm vụ thảm sát dân làng Mỹ Lai mới được làm sáng tỏ năm 1970 khi Trung sĩ David Mitchell, một nhân viên của của hội đồng giám sát mật vụ Barker bị đưa ra toà vì tội thảm sát 12 người làng Mỹ Lai. Ra toà Mitchell thú tội rằng cuộc thảm sát dân làng Mỹ Lai được điều động bởi CIA. Luật sư của CIA là ông John Greaney đã thành công ngăn chặn ra hầu tòa những nhân viên liên can đến vụ thảm sát. Mặc dù việc chạy tội của CIA thành công nhưng quân đội Mỹ vẫn còn bức xúc vì sự thật rắc rối có ngày cũng sẽ bị phơi bày ra ánh sáng. Vì thế tướng Mật vụ quân đội Hoa Kỳ, ông Williams Peers được giao nhiệm vụ đặc biệt để ếm nhẹm câu chuyện. Ông Williams Peers đã từng làm việc cho CIA trong Thế Chiến thứ 2 ở vùng Đông Nam Á khi ông giám sát khâu cơ quan tình báo OSS Detachment 101, trách nhiệm về vụ buôn lậu SHAN ở Miến Điện. Trước khi đó ông cũng là giám đốc cơ quan tình báo CIA ở Đài Loan năm 1950. Ông Williams Peers cũng là thành viên trong hội đồng đề án kế hoạch hòa bình Nam Việt nam và cũng là bạn thân của Evan Barker, nhân viên cao cấp CIA trách nhiệm khâu ICEX (Intelligence Coordination and Exploitation), là một hệ thống theo dỏi và giám sát chiến dịch Phượng Hoàng đồng lõa với  những khâu khác để ếm nhẹm vụ thảm sát Mỹ Lai. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên lắm khi việc điều tra không thấy dấu vết gì của CIA cả. Thay vào đó họ lý luận rằng đấy chỉ là lỗi nhỏ của một vài binh lính thiếu kinh nghiệm không tuân hành kỷ luật khi thi hành nhiệm vụ, v.v.v…
Sau vụ thảm sát Mỹ Lai, 65% dân số Hoa Kỳ chấp nhận sự cố đã không may xảy ra nhưng người ta vẫn nghi ngờ về sự chính xác cũng như những việc làm mờ ám của Chiến dịch Phượng Hoàng. Ngay cả ông Bart Osborn, nhân viên tình báo của Quân Đội Hoa Kỳ có đưa ra danh sách những nghi can trong Chiến dịch Phượng Hoàng trình bày trước Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ năm 1972 như sau: “Trong lúc hoạt động Chiến dịch Phượng Hoàng chúng tôi chưa hề biết ai bị bắt giữ vì tình nghi cảm tình viên VC trong danh sách cả vì tất cả họ đều bị ám sát bằng cách này hay cách khác ngay cả việc hành hung trong tù và liện ra khỏi trực thăng để thanh toán cho lẹ và xóa dấu vết cho nhanh”.
Một cố gắng lạ thường để bảo vệ nhân viên điều tra thực sự xảy ra trong lúc trình bày ý kiến thượng viện do thượng nghị sỹ Thomas Dodd (cha đẻ của thượng nghị sỹ đương kim bang Connecticut) dẫn đầu. Thượng nghị sỹ này cố gắng gắn tội buôn bán thuốc phiện trong vụ Mỹ Lai. Ông ấy lấy được thông tin từ Tin Tức của đài CBS có tường trình bằng hình ảnh cảnh anh lính Mỹ đang hút thuốc phiện sau một cuộc hành quân. Ông thượng nghị sỹ lập tức tiến hành điều tra thêm về thanh thiếu niên phạm pháp, và nhân viên của ông tiếp xúc với ông Ron Ridenhour là người đã mang câu chuyện thảm sát ra ánh sáng trước khi TV cho ra thời sự tường trình bằng ảnh của ông Seymour Hersh – là một nhà báo chuyên điều tra nổi tiếng thế giới. Ông Ridenhour đã từ lâu muốn chứng tỏ vụ thảm sát là do những tay đầu sỏ hàng đầu lên kế hoạch. Và ông sẵn sàng làm nhân chứng với điều kiện là không tham dự vào vụ cáo một cách ngu xuẩn về vụ kết án cuộc thảm sát hơn 500 dân làng Mỹ Lai do những binh sĩ nghiện ma túy gây ra.
Nhưng trước khi ông Ridenhour trình bày trong buổi họp kín thì ông Dodd đã giải nghĩa về ảnh hưởng tai hại của việc nghiện ma túy một cách lạ lùng nên được Harry Anslinger chấp thuận. Thế là việc tường trình của ông không đi đến đâu cả và ông phản đối vụ kiện tụng ngoài phòng họp như:”ông Dodd đã dấu nhẹm các tang chứng rõ ràng. Không ai nhắc lại chuyện buôn bán ma túy ở Mỹ Lai sau khi xảy ra sự việc mà đa số dân chúng Hoa Kỳ muốn tìm hiểu một lý do thỏa đáng thay vì ra một hiệu lệnh thì đúng hơn...”. Mặc dù ông Dodd chỉ muốn đổ tội vụ Mỹ Lai về ma túy và tiếp tục việc điều tra nhưng giới báo chí Mỹ bắt đầu thấy thích thú khai thác về việc nghiện ma túy trong hàng ngũ quân đội (US forces). Việc chú ý thúc đẩy thượng viện gửi một phái đoàn thượng nghị sỹ bay sang Việt nam cầm đầu bởi Nghị sĩ Cộng Hoà Robert Steele (bang Connecticut) và Nghị sĩ Dân Chủ Morgan Murphy (bang Illinois). Họ điều tra các binh sỹ trong một tháng trời và khi trở về đưa ra một bảng tường trình giật gân:”các chiến sĩ US tại VN có nhiều hiễm họa nghiện ma túy” ông nói. Sau đó tờ báo New York Time chẩn đoán có hơn 80 000 chiến sĩ mắc nghiện ma túy. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ muốn con số này thu nhỏ lại nên họ chính thức công bố là chỉ có 100 đến 200 binh sĩ nghiện ma túy.
Ông Richard Nixon bắt đầu mất tin tưởng vào những con số ma đưa ra bởi Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nên ông lập tức biệt phái một phái đoàn Tòa Nhà Trắng cầm đầu bởi Egil Krogh Jr đến VN làm tường trình. Đến VN ông không trình diện các tướng lĩnh mà đi thẳng đến các căn cứ đóng binh để tận mắt chứng kiến các binh sỹ đang đốt, hút ma túy và đang bàn tán về phẩm chất của từng loại ma túy. Ông Krogh trở về trình với tổng thống Nixon rằng 20 phần trăm quân sỹ US đang dùng thuốc phiện và ma túy....Tổng thống Nixon rất ấn tượng với con số vừa trình ra, mặc dù ông đánh giá cao dân Hoa Kỳ sẵn sàng hi sinh con cái họ để chiến đấu chống Cộng tại Việt nam sẽ không lường trước hậu quả con cái họ khi trở về nước là những binh sĩ nghiện ma túy…
Để đáp ứng phần nào về việc tìm ra sự thật ông Nixon yêu cầu CIA cố gắng tối đa để thay thế ma túy bằng cách điều đình với nơi sản xuất cần sa bên Anatolia đang được giúp đở để chế xe đạp – ví cần sa nhẹ hơn ma túy. Cơ quan CIA thừa biết rằng chỉ có từ 3% đến 5% cần sa được sản xuất từ Thổ Nhĩ Kì nhưng 60% lượng cần sa xuất khẩu từ Đông Nam Á, nhất là những làng nằm trong vùng Tam Giác Vàng bao quanh bởi Lào Thái và Miến Điện. Tin tức này bị lọt vào báo New York Time và báo họ khai thác tin này với nhiều kết luận nhưng họ lại quên rằng những làng này nằm bên cạnh lab về ma túy của CIA với nhân viên làm việc được trả lương bởi CIA.
Tháng 4 năm 1971, lần nữa CIA dính líu đến vua cần sa bên Á Châu làm nảy lên vụ scandal quốc tế. Hoàng tử Lào Sopsaisana được cử làm đại sứ Lào bên Pháp. Khi đáp xuống phi trường Paris ông giận dữ khai rằng một valise với đồ quí giá bị thất lạc. Ông mắng mỏ nhân viên phi trường và họ ngoan ngoãn hứa sẽ cố gắng tìm ra valise ông. Nhưng trên thực tế valise của ông bị hải quan Pháp chặn giữ lại sau khi có người mách rằng valise chứa 60 kilo ma túy phẩm chất cao trị giá 13.5 triệu. Đây là vụ buôn ma túy lớn nhất từ trước đến nay. CIA tin rằng giới chức Pháp ếm nhẹm scandal và hoàng tử Sopsaisana không được thâu lại valise. Ông trở về Vạn Tượng 2 tuần sau đó và vẫn không mệt mỏi về việc xuất khẩu ma túy…
Tại sao CIA rất quan tâm về việc bảo vệ Hoàng tử Lào Sopsaisana trên đất Pháp vậy? Nơi sản xuất ma túy của Hoàng tử Lào nằm trong vùng Tam Giác vàng trên đất Lào và được bán lại cho tướng người Mường, Vang Pao. Ma túy được kiểm chứng trong một lab xếp hạng 4 nằm bên cạnh bản doanh CIA. Sau đó Tướng Vang Pao di chuyển ma túy về Vạn Tượng bằng 2 chiếc C-47 trên phi trường bí mật được cung cấp và trang bị bởi CIA. Tướng Vang Pao điều khiển 30,000 quân lính mà đa số là thanh thiếu niên người Mường để chống Pathet Lào từ năm 1970…
Người Mường có cá tính đặc biệt là rất can đãm vì dân tộc họ luôn tranh đấu chống Trung Quốc từ đầu thế kỷ thứ 19 sau khi họ bị tịch thu khu trồng cần sa ở Hunan. Từ đó họ rút lui Lào để tiếp tục sự nghiệp. Như một ý kiến của một người Mường trong cuốn sách nhan đề “Air America” của Christopher Robbins phát biểu:”Họ là dân tộc thích đánh nhau, một dân tộc man dã, là kẻ thù của mọi người, họ thay đổi cư ngụ vì không bao giờ hài lòng những gì họ có...Nếu bạn muốn biết dân tộc tôi xin hỏi con gấu bị thương vì chiến đấu với chúng tôi, hỏi con chó bị đá văng khi cắn chúng tôi, hỏi con nai bị săn đuổi khi di chuyển đồi núi...”. Người Mường làm ruộng 2 mùa bằng cách đốn và đốt rừng – gạo và cần sa. Gạo để ăn và cần sa làm thuốc và bán lấy lời.
Tướng Vang Pao sinh năm 1932 tại thôn làng Nong Let bên Lào. Năm 13 tuổi ông làm thông dịch viên cho quân đội viễn chinh Pháp trong cuộc chiến chống Nhật. Hai năm sau ông chống lại Việt Minh xâm nhập vào Hạ Lào trong chiến tranh Đông Dương. Ông được đưa vào Sài gòn học khóa huấn luyện chỉ huy quân đội và được mang cấp bậc cao nhất của người Mường trong Quân đội Không quân Hoàng gia Lào. Năm 1954 ông mang một tiểu đoàn gồm 850 lính Mường qua Điện Biên Phủ để hỗ trợ giúp Pháp đánh lại Việt Minh nhưng không thành. 
Người Mường được sắp vào hàng ngũ quân đội luân chuyền (surrogate army) đầu tiên bởi một đại tá Pháp tên Roger Trinquier, cũng là người phải đối đầu với cuộc khủng hoảng tài chính Pháp bằng một hoạt động kín đáo và gian xảo với hơn một mục đích – tiền thu thập từ ma túy và ông cho biết tiếp là:” nuôi quân du kích Mường bằng đồng tiền hái ra bằng việc buôn bán ma túy”. Ma túy được chuyên chở vào Sài gòn bằng máy bay DC-3 cho đại úy St.Jacques để phân phối tại đây. Sau đó tiền thu nhập được chuyển vào account để nuôi quân du kích Mường. Ông Trinquier giễu cợt việc buôn bán này như sau: ”hoạt động được kiểm soát 100% mặc dù nó vẫn là phi pháp”. Trong khi đó dại tá Antoine Savani chịu trách nhiệm về mặt marketing, ông cũng là chef phòng Nhì Sài gòn gốc xuất xứ từ đảo Corse. Ông có liên hệ mật thiết với công đoàn ma túy Marseilles. Ông Savani giúp đở thành lập đội quân Bình Xuyên trong rừng Tràm phía nam Sài gòn với cơ sở thí nghiệm lab về ma túy, điều khiển sào huyệt ma túy và bán phần thừa ma túy cho công đoàn đảo Corse. Đây là chiến dịch X từ năm 1948 đến 1954.
Ông HCM phản đối việc buôn ma túy và dùng nó như công cụ tuyên truyền để đánh đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương.
Sau sự thất thủ Điện Biên Phủ, hiệp định Geneva ký kết năm 1954 có hoạch định rằng nước Lào là nước trung lập và là vùng phi quân sự. Đây là cơ hội tốt ngàn vàng cho CIA nhảy vào vì CIA không phải là quân sự. Vì thế CIA chưa bao giờ bị ngăn cản và chi phối bởi Ngũ Giác Đài. Sự việc làm cách chức đại tá cố vấn đặc biệt quân đội ông Paul Pettigrew. Ông Pettigrew bị gởi về Hoa Kỳ có nói với nhân vật thay thế ông như sau:”Chỉ có Trời mới lay chuyển được CIA, tránh đụng chạm đến họ và nếu có mệnh hệ nào thì ông sẽ bị cuốn trôi trên dòng sông Cửu Long...”. Sau hiệp định Geneva tổng thống Dwight Eishenhower muốn lật đổ chế độ trung lập Lào dưới quyền của Tổng trưởng Souvana Phouma. Vì ông này có liên hệ mật thiết với Pathet Lào. Năm 1960 CIA cố gắng mọi nỗ lực để giúp đở Vang Pao dành chính quyền và lập ra quân đội bằng cách tiếp vận cho họ súng ống, mortar, rocket và lựu đạn.
Sau khi John Kennedy đắc cử năm 1960 tổng thống thất cử Eishenhower có dặn ông Kennedy rằng, cuộc chiến trước mặt mà ông ấy phải đối phó không phải là Viêt nam mà là Lào quốc. Năm ấy Vang Pao chỉ có vài ngàn quân đến khi ông Kennedy bị ám sát năm 1963 thì con số này tăng lên 30,000 người. Quân đội “bí mật” này được CIA thành lập, điều khiển và trang trãi chi phí trên 300 triệu US.
Cố vấn đầu tiên CIA cho quân đội Vang Pao là mục sư William Young liên tục đến năm 1962 thì mục sư Young được thay thế bởi một nhân vật khá nổi tiếng tên Tony Poe (Anthony Posephny). Tony Poe được xem như một người loạn thần kinh để điều khiển chiến dịch bên Lào tương tự như chiến dịch Phượng Hoàng. Ba năm sau Tony Poe bị loại ra khỏi sự điều hành CIA vì ông chống đối CIA quá dễ dải trong việc để Vang Pao buôn lậu ma túy. Trong một bộ phim chiếu ở Thái năm 1987 trong đó Tony Poe có nói:”họ giống như dã thú hay một đứa bé – Vang Pao.  Mình luôn cảnh cáo và kiểm soát hắn ta.  Tại sao hắn ta cần xe Mercedes, nhà lầu mà khi xưa hắn không có! Tại sao phải cung cấp cho hắn. Nó kiếm hơn bạc triệu về ma túy và gửi tiền vào account bên USA và Thụy Sỹ. Chúng tôi cho anh ta đi quá giang chùa qua Thái bằng phi cơ CIA. Chúng cũng bay qua Đà Nẳng để giao hàng ma túy cũng bằng phi cơ chúng tôi và được ông Thiệu xếp vào hạng nguy hiễm thứ nhì. Thật là một mối liên hệ huyền dịu tuyệt vời như Mafia...”
 Tony Poe rời nhiệm vụ sau 1965 và 20 năm liên tục sau đó chiến dịch vẫn tiếp tục như dự định có nghĩa là CIA vẫn vận chuyển ma túy cho quân đội bằng máy bay mang lá cờ Hoa Kỳ. Một phi công có thố lộ trong một cuộc phỏng vấn bằng TV năm 1980 như sau:” nhiều khi tôi thấy những kiện hàng trên máy bay mà không ai hỏi han gì cả. Cứ xem như chiếc máy bay tư nhân vậy. Bất cứ ai chuyển lên máy bay vật gì – ma túy thì chúng tôi chở tới nơi đã định trước – Long Tieng vì chúng tôi được lệnh không được hỏi là vật gì.” .
Air America giữ vai tò quan trọng trong việc vận chuyển và bành trướng thị trường ma túy. Khâu ngân quỹ CIA và cơ quan phát triển quốc tế US được xuất ra để xây thêm 150 đường băng (landing strip) LIMA trên những sườn núi để tiện việc phân phối ma túy vào những vùng hẻo lánh. Ông Ron Rickenbach, trách nhiệm về họat động AID tiết lộ :”tôi từng trú ngụ nơi trồng và sản xuất cần sa, chính tôi nhìn thấy những cảnh vận chuyển lên xuống hàng hóa ma túy vào máy bay mang tên Air America. Chúng tôi không sản xuất ma túy nhưng sự hiện diện của chúng tôi làm bành trướng thị trường này”.
Trong lúc đó tại Việt nam ông Ngô đình Nhu, em ruột TT Diệm chỉ huy chiến dịch buôn lậu ma túy để trả lương cho việc bảo vệ an ninh ông Diệm. Sau khi hai ông TT Diệm và Nhu bị ám sát, thống chế không quân NCK (marshall), sau này là phó TT VNCH tiếp tục vận chuyển ma túy từ Long Tieng về miền Nam Việt nam bằng máy bay Không quân VNCH. Một nhân viên cao cấp CIA Sam Mustard đã tuyên thệ lời khai này trước Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ năm 1968.
 Năm 1967 CIA và USAID mua 2 chiếc máy bay không vận C-47 cho Vang Pao để ông này tự điều hành vận chuyển hàng ma túy với tên mới Xieng Khouang Air.
Những nhân vật điều hành của CIA tại Lào tiếp tục sau đó là – Ted Shackley và Richard Secord.
Ted Shackley được thuyên chuyển về Sài gòn năm 1968 và lúc ấy chiến tranh mảnh liệt xảy ra giữa Vang Pao và Pathet Lào.
Năm 1971 CIA bắt đầu thực hiện chiến dịch đốt rừng cần sa trên đất Mường đề phòng sự xâm chiếm của Pathet Lào bằng cách đổ thuốc hóa học trừ sâu bọ cực mạnh xuống đất đai để giết cây cần sa và gây thiệt hại sức khỏe đáng kể cho dân tộc Mường. Dân tị nạn chiến tranh Mường cư ngụ ở biên giới Thái được báo chí quốc tế khai thác như là cuộc chiến tranh chống Cộng bằng sinh hóa chất. Tờ Wall Street Journal đưa lên trang bình luận vài mẫu tuyên truyền đã lọt vào tai ông Seymour Hersh lúc đó đang làm cho New York Time. Ông Hersh bắt đầu cho xuất bản câu chuyện trong cuốn sách của ông năm 1990 với lời giới thiệu mở đầu viết bởi McCoy:” Bị sỉ nhục trong công chúng CIA đành phải dấu nhẹm sự quấy nhiễu. Trong những tháng sắp tới học bổng giáo dục liên bang của tôi cũng sẽ bị điều tra. Điện thoại của tôi bắt đầu bị thâu thanh. Giấy tờ thuế của tôi cũng sẽ bị tra xét và nguồn gốc của tôi sẽ bị đe dọa, v.v....”.
Trong một cuộc hội thảo Thượng Nghị viện và để trả lời cho sự việc, CIA đề nghị lập một hội đồng liên kết lập tức kiểm soát nội bộ dưới quyền của tổng giám sát của CIA (Inspector General).  Văn phòng Mật vụ trung ương đề nghị gửi 12 giám sát viên qua Lào trong 2 tuần lễ để phỏng vấn. Bài tường trình đầy đủ chưa bao giờ tiết lộ ra công chúng nhưng họ đưa ra kết luận như sau:”
Không có bằng chứng cụ thể nào về nhân viên Mật Vụ bị bắt phạt hay tình nghi buôn bán ma túy như tin đồn. Chúng tôi cũng không thấy một sự khả nghi đáng kể nào về dính líu ma túy trong quá trình hoạt động của CIA cả...Về tin đồn Air America chúng tôi nhận thấy họ luôn bị cấm đoán chuyên chở hàng lậu. Chúng tôi tin tưởng rằng Nhân viên Hải quan phi trường sẽ hợp tác chặt chẽ với chúng tôi để ngăn chận việc chuyên chở ma túy.
Một trong những hoạt động của CIA trên đất Lào có liên hệ đến việc một vài nhân viên Mật vụ có thể dính líu đến ma túy với giới chức địa phương bằng cách này hay cách khác. Chúng tôi muốn nói đến nhân viên có liên hệ đến việc buôn ma túy chứ không phải nhân viên mật vụ có trọng trách điều tra về ma túy.  Làm sao xét xử những hậu quả của những nhân viên mật vụ phiền phức đang làm việc bên Lào này? Với hành động và hợp tác tốt của mật vụ sẽ giúp sự việc điều động quân sự dễ dàng hơn trong những trường hợp bất thường này...”
Bảng tường trình nhấn mạnh việc chiến tranh trên đất Lào là quan trọng hơn cả, những sự việc khác là phụ và không đáng kể. Bảng tường trình cũng cho biết là phi công của Air America không có quyền lợi nào khi dính líu đến buôn lậu cả vì trên thực tế lương họ khá cao.     
Như thế tất cả hoạt động mờ ám của CIA đều được che chở và xóa trắng một cách dễ dàng và tinh xảo như tựa đề cuốn sách “Whiteout”.
Tội nghiệp cho thân nhân của những nạn nhân trong cuộc thảm sát Mỹ Lai ngày 16/3/1968 sẽ mãi mãi không bao giờ hiểu rõ hết sự thật đằng sau việc nhúng tay của bàn tay lông lá CIA. Và nếu không có sự can thiệp của họ thì giờ đây có lẽ các em bé nạn nhân ấy có thể sẽ là những người bạn tốt ở thế hệ chúng ta và cũng có thể hưởng cuộc sống văn minh và thành công như chúng ta ngày nay....

PN
Canada