Saturday, February 18, 2012

CHIẾN TRANH MA TÚY PHẦN 3

Chiến tranh ma túy
Phỏng theo sách tựa đề The Politics of Heroin in Southeast Asia của tác giả nhà báo Alfred W. McCoy with Cathleen B. Read and Leonard P.Adams II.
Phần 3 – Việt nam
Heroin là một hiện tượng tương đối hiện đại nhất về ma túy, được coi như morphine trước đó, và thuốc phiện trước khi có morphine được xem như một "loại thần dược" có khả năng "làm giảm tất cả các đau đớn và giận dữ và mang lại an tâm cho bệnh nhân phiền não. Chỉ cần một liều nhỏ đã làm người dùng có một ảo tưởng lân lân như lên tiên, ngây ngất và phấn khởi. Tuy nhiên nếu dùng heroin thường xuyên sẽ tạo ra một sự thèm muốn mãnh liệt về thể chất trong tiến trình hóa học cơ thể con người và thay đổi con người thành một người nghiện mù quáng mà sức sống của họ hoàn toàn tùy thuộc vào liều dùng hàng ngày của mình. Nếu bỏ đột ngột có thể gây ra nôn mửa, co giật dữ dội, hoặc suy hô hấp và có thể gây tử vong đột ngột. Hút quá liều sẽ làm tổn thương hệ thần kinh trung ương của cơ thể, làm nạn nhân lâm vào tình trạng hôn mê lâu dài và thường thiệt mạng trong vòng vài phút như trường hợp Michael Jackson. Việc nghiện heroin làm tổn thương bản năng xã hội kể cả ham muốn tình dục và biến người nghiện thành một loài ăn thịt duy nhất sẵn sàng tiến đến tội phạm, trộm cắp, ăn cướp với vũ trang, tấn công, mại dâm, hoặc trộm cắp kiếm tiền để duy trì thói quen của mình. Người nghiện trung bình tốn $8 000 một năm cho heroin. Theo ước lượng của nhiều chuyên khoa xã hội thì thành phố New York tốn hơn nửa tỉ mỗi năm về ma túy.
Mặc dù các bác sĩ đã sử dụng thuốc phiện dưới nhiều hình thức khác nhau từ 4000 năm, nhưng heroin chưa được phổ biến cho đến năm 1805, khoa học y tế cuối cùng mới chiết xuất morphine nguyên chất từ ​​thuốc phiện thô. Thuốc uống morphine nhanh chóng trở thành liều thuốc y tế quan trọng để gây mê, nhưng không được nổi tiếng lắm cho đến khi 1858 hai bác sĩ Mỹ đầu tiên thử nghiệm việc sử dụng kim chích để tiêm morphine trực tiếp vào máu. Những khám phá này là một bước tiến quan trọng trong nghành y học và chất lượng được cải thiện trong việc điều trị y khoa vào thế kỷ thứ mười chín. Tuy nhiên việc dùng morphine trở nên thông dụng rộng rãi trong y khoa như codeine và từ đó nó trở thành vấn đề nguy cơ về việc nghiện ngập. Năm 1821 nhà văn nổi tiếng người Anh Thomas De Quincey làm mọi người lưu ý về sự chữa cay nghiện khi ông ta phát hành cuốn sách với tựa đề Confessions of an English Opium eater (Lời khai của một người nghiện Anh). Ông De Quincey mắc phải bệnh nghiện từ lúc ông là sinh viên đại học Oxford cho đến cuối cuộc đời của ông. Từ đó giới nghiên cứu y khoa hiểu tầm quan trọng của heroin mới tìm những loại thuốc là giảm đau thay thế heroin nhưng không gây nghiện cho nạn nhân.
Sau một phần tư thế kỷ thuốc phiện bị lạm dụng triệt để nên Liên Hiệp quốc bắt đầu ban hành luật lệ mới để làm giảm việc sản xuất thuốc phiện. Năm 1925 Hiệp định Geneva đặt ra luật lệ gắt rao về sản xuất và xuất cảng heroin. Hiệu lệnh mới này làm giảm đáng kể việc nghiện ngập trên thế giới. Dù vậy luật lệ mới này không ngăn chận hiệu quả việc nhâp lậu heroin vào đất Mỹ trong những năm trước Thế chiến thứ nhất. Những vườn cần sa ma túy bành trướng mạnh mẽ bên Á châu sau Thế chiến thứ hai. Và những phòng láb mọc lên như nấm ở Marseille, Pháp và Hong-Kong. Ma túy nhập vào Mỹ được sản xuất từ phòng láb Trung quốc vào những năm thế chiến thứ hai nhất là Shanghai và Tientsin vì trong lúc chiến tranh thế chiến việc chuyên chở ma túy vùng Địa Trung Hải bị tàu chiến kiểm soát và ngăn chận. Nước Mỹ giàu có và trù phú nên dân chúng có khả năng trã tiền hút thuốc phiện. Vì thế đất Mỹ được mafia thế giới chiếu cố như nơi tiêu thụ ma túy mạnh nhất. Giữa năm 1960 thì kỹ nghệ ma túy Âu châu bắt đầu thiên giảm thấy rỏ khi chính phủ Ý lan xê chiến dịch bài trừ Mafia ở Sicily. Những tổ hợp mafia ma túy chuyển dần về Đông Nam Á. Đến năm 1969 thì ma túy bành trướng mạnh ở vùng Tam Giác Vàng – như trình bày trong phần 2 về chiến tranh ma túy. Bài này tác giả mời bạn đi ngược về quá khứ để tìm hiểu thêm quá trình tệ nạn ma túy ở Viêt Nam trong hai thời kỳ Cộng Hòa.
Nước Việt nam là trạm đầu tiên mà người di dân Trung quốc vùng Kwangtung và Phú Kiến (Fukien) dừng chân. Người Trung quốc vào Việt nam kinh doanh khá thành công và họ để lại thói quen hút xì ke và thuốc phiện như thú vui trưởng giả. Từ năm 1858 người Pháp tiếp tục đô hộ khai thác các xứ nghèo để bành trướng thị trường ma túy với mục đích gia tăng thuế vụ, trong đó có Việt Nam.  Cần sa ma túy không trồng ở Việt nam mà được nhập từ vùng Tam Giác Vàng. Trong lúc chiến tranh Đông Dương thì đội quân Bình Xuyên hầu như hoàn toàn điều khiển hoạt động ma túy ở miền Nam Việt Nam. Bằng chứng là Tân Thế Giới ở Chợ Lớn thời bấy giờ được kiểm soát bởi quân Bình Xuyên.  Như thế họ ngang nhiên cạnh tranh với quân đô hộ Pháp về ma túy tại miền Nam VN đến khi ông cố vấn Ngô Đình Nhu quyết định nhảy vày thị trường trù phú này để gây quỷ và tài trợ cho những hoạt động chính trị, tình báo và việc bảo vệ an ninh cho ông Ngô Đình Diệm. Những năm 1958-1960 ông Nhu liên lạc với những tổ hợp Corsian (tổ trưởng Francisci Bonaventure) – Air Laos Commerciale bên Lào để thiết lật đường bay di chuyển thuốc phiện về miền Nam VN. Đến năm 1961-62 ông Nhu dùng những chuyến bay First Transport Group do ông N. C. Kỳ làm trưởng nhóm để lo việc chuyên chở cần sa về miền Nam cho đến năm 1967 khi ông NCK lên làm phó TT đệ nhị Cộng hòa. Đây là thời điểm mà ma túy thuốc phiện bành trướng mạnh ở miền Nam VN vì những đơn vị chính quyền khác như Hải quân, Cảnh sát, nhân viên Hải cảng, vài nhóm nhỏ được hỗ trợ bởi tướng Khiêm và viên chức cao cấp đều nhảy vào thị trường hái ra tiền này, cạnh tranh mạnh mẽ với Không quân.

Thời kỳ đệ nhất Cộng Hòa…

Sau một thời gian loại khỏi quân Bình Xuyên vào tháng 5 1955, tổng thống N.Đ.Diệm ra chiến dịch bài trừ ma túy. Để làm điển hình cho chiến dịch mới này ông cho đốt một số lượng nhỏ ma túy trong lúc cử hành trọng thể chích sách mới trước công chúng. Các sào huyệt (tổ hợp) buôn bán ma túy dần dần cảm thấy khó khăn trong việc buôn bán cần sa và dân nghiện cũng khó tìm được mối bán thuốc và từ đó Sài gòn không còn nỗi tiếng là khu di chuyển ma túy quốc tế như ngày trước nữa. Tuy nhiên ba năm sau thình lình chính quyền đệ nhất cộng hòa tuyên bố bỏ luật cấm dùng ma túy. Trong thời gian này quân giải phóng bắt đầu hình thành ở miền quê Việt nam nên chính quyền ông Diệm cần ngân quỹ để nuôi dưỡng quân tình báo an ninh hầu đối phó với quân GP. Lúc ấy CIA và viện trợ Mỹ sẳn sàng giúp đở ông Diệm nhưng ông một mực từ chối sự giúp đở vì không muốn lệ thuộc vào ngoại xâm để giải quyết vấn đề tranh chấp nội bộ. Chính ông Nhu đã lấy quyết định làm sống lại kỹ nghệ buôn bán ma túy để duy trì và tài trợ những hoạt động tình báo vùng kiểm soát bởi quân GP. Vị chỉ huy tổ tình báo trung ương và cảnh sát ngầm thời bấy giờ là bác sỹ Trần Kim Tuyến.  Vị bác sỹ nầy chỉ huy cả một hệ thống tình báo rộng lớn, viện trợ một phần bởi CIA và đảng Cần Lao bí mật ra đời. Qua đảng Cần Lao BS Tuyến tuyển mổ nhân viên tình báo và gài vào trong tất cả các bộ phận nòng cốt của quân đội. Những người chịu hợp tác với BS Tuyến đều được ưu đãi đàng hoàng. Mặc dù các sào huyệt ma túy đã đóng cửa hơn 3 năm, sau khi bãi bỏ lệnh cấm ma túy thì chỉ còn hai cơ sở hoạt động trở lại và hàng ngàn người Việt và Hoa ở Chợ lớn sẳn sàng nghiện ma túy hút sách trở lại. Chính ông Nhu trực tiếp liên lạc lại với người Hoa ở Chợ Lớn để thiết lập lại đường dây buôn bán thuốc phiện và ma túy. Chỉ trong vài tháng mà từ 2 nơi ăn chơi và buôn bán thuốc phiện tăng dần lên hơn hàng trăm tổ hút thuốc phiện và ma túy. Năm năm sau báo Time-Life của Mỹ cho biết có hơn 25 ngàn địa điểm buôn hút thuốc phiên ở phạm vi Sài gòn-Chợ Lớn. Đệ kịp cung ứng thuốc phiện quá bành trướng tại miền Nam thời bấy giờ ông Nhu thiết lập mạn lưới (pipeline) vận chuyển thuốc phiện từ cánh đồng trồng cần sa bên Lào về miền Nam với Air Laos Commerciale. Theo thiếu tá trùm CIA Mỹ Lucien Conein là liên hệ giữa ông Nhu và tên trùm mafia thuốc phiện Francisci bắt đầu năm 1958 với mục đích di chuyển lậu thuốc phiện vào miền Nam. Sau đó ông Nhu bảo đãm với tên này là tất cả “hàng nhập” sẽ an toàn chuyển vào miền Nam bằng máy bay của không quân và hàng ngày đều có 1 vận chuyển hàng cấm từ Lào về miền Nam. Với lợi tức khổng lồ từ việc buôn thuốc phiện Văn phòng Xã hội và chính trị có khả năng tuyển người làm nội giám như đĩ điếm, dân đạp xe lôi và dân bán thuốc phiện trên vỉa hè để làm củng cố cơ quan tình báo của BS Tuyến vùng Sài gòn-Chợ Lớn. Với một hệ thống tình báo rộng lớn như vậy BS Tuyến nắm trong tay tất cả hồ sơ cá nhân của tất cả những nhân vật chính trị quan trọng bao gồm hai ông Nhu và Diệm. Trong khi ở miền Nam BS Tuyến chịu trọng trách về tình báo ngoại giao bên Lào cho nên ông có khả năng ngụy trang tất cả hoạt động buôn bán và chuyên chở thuốc phiện vào hai miền Nam Bắc. Năm 1954 đại tá Edward Lansdale với ê-kíp CIA của ông và vài nhân viên miền Bắc tuyển mộ người Hải Phòng để đưa vào miền Nam huấn luyện rồi đưa về Bắc hoạt động sau đó trong những năm 1954-55. Trong thời gian này Air America (tức Civil Air Transport) đảm nhận việc chuyên chở gần 8 tấn thuốc phiện và vũ khí vào bắc VN bằng những chuyến di chuyển trao đổi dân tị nạn sau hiệp định Geneva. Sau tháng 5 năm 1955 thì chấm dứt việc trao đổi dân tị nạn Nam Bắc. Miền Băc bắt đầu xiết chặt đường dây buôn lậu thuốc phiện cho nên tình báo Việt nam và CIA mới chuyển hướng về phía Lào để xâm nhập vào miền bắc Việt nam. Năm 1958 BS Tuyến gửi một tiểu đội tình báo qua Lào dưới sự chỉ huy của đại tá Lê Quang Tùng. Các nhân viên tình báo gài trên đất Lào này có nhiệm vụ mua vàng và thuốc phiện rồi chuyên chở về nam Lào gần Savannakhet hay Pakse. Không quân Việt nam dưới sự chỉ huy của đại tá N.C Kỳ nhận hàng rồi chở về miền nam VN bằng phi cơ Không quân VNCH.
Trong thời đệ nhất Cộng hòa người Mỹ có những phi vụ thả giấy truyền đơn xuống miền Bắc VN để tuyên truyền sự kèm kẹp của chế độ CS. CIA đặt tên cho phi vụ là “Haylift” và mướn đại tá N.C Kỳ cầm đầu cùng một số quân commandos can đãm để nhảy dù xuống miền Bắc VN qua ngã biên giới Lào. Sau hai năm CIA loại đại tá N.C Kỳ ra khỏi phi vụ vì ông ta lợi dụng những phi vụ sang Lào để mua thuốc phiện và chuyên chở về Sài gòn, theo tường trình của thượng nghị viện Mỹ năm 1968. Nhưng theo đại tá Đỗ Khắc Mai thì đại tá N.C Kỳ bị xa thải vì một lý do khác là ông đánh rớt một chiếc C-47 với 4 động cơ trong khi ông Kỳ trước đây được huấn luyện để lái máy bay 2 động cơ mà thôi. Sau vụ sa thải ông Kỳ thì ông Nhu mất một phương tiên chuyên chở ma túy. Từ đó ông chỉ mong vào những chuyến bay của mafia Corsian mà thôi.Tất cả hoạt động ma túy thuốc nẩy sinh vấn đề tham nhũng trầm trọng thời bấy càng mang nhiều lợi tức vào cho ông Nhu và hệ thống cảnh sát ngầm. Chính quyền Mỹ, dưới thời tổng thống Kennedy rất thất vọng về tình trạng tham nhũng dưới chế độ. Theo hệ thống tình báo Mỹ thì chế độ đệ nhất Cộng hòa khó lòng lấy lòng dân để chống nạn Cộng sản càng ngày càng bành trướng mạnh mẽ ở miền Nam VN. Đại sứ ra đi Mỹ Elbridge Durbrow đệ đơn lên Tổng Thư Ký US than phiền và đề nghị loại bỏ BS Tuyến và ông Nhu ra khỏi chính quyền, ngay cho 2 ông lưu vong khỏi nước VN. Ông còn khuyến cáo ông Diệm nên công báo trước dân chúng là giải thể đảng Cần Lao nhằm mục đích trấn an dân chúng về tệ nạn tham nhũng đang hoành hành tại miền Nam VN.  

Tháng 1 năm 1963 người Mỹ âm mưu với một số chính khách miền Nam lật đổ hạ bệ (coup d’etat) anh em Nhu Diệm và dẹp bỏ ngay cả hệ thống cảnh sát tình báo vây cánh với chế độ.
Sau cuộc đảo chính, hai ông Nhu và Diệm bị đại tá Ngô quang Tùng bắn chết trong lúc hai ông bị bắt và được chở trong chiến xa trên đường về bộ tổng tham mưu để hội đồng cách mạng lâm thời phán xử.
Từ đó nội bộ chính trị miền Nam rối ben, nhiều cuộc thanh trừng xảy ra giữa các khối tướng lảnh và nhiều vị tướng bị bắt buộc lưu vong. Dần dần thanh thế N.C Kỳ lên như diều thì công việc chuyên chở ma túy thuốc phiện càng dễ dàng hơn. Tướng Trần Thiện Khiêm (tháng 9 năm 1969) được ông Thiệu đề chức tướng để  kiểm soát hệ thống cảnh sát vùng Sài gòn. Từ đó việc buôn bán thuốc phiện bành trướng mạnh mẽ nhất trong hàng ngủ quân đội Mỹ tại miền Nam.
Năm 1970 thì thị trường ma túy tại miền Nam phát triển mạnh nhất và được chia thành ba khối:
·      Không quân VNCH
·      Nhóm cảnh sát và nhũng khâu kiểm soát các cảng – hải cảng và phi trường – nhóm này được hỗ trợ trực tiếp bời thủ tướng Khiêm và
·      Nhóm Hải quân và Hạ nghị viện.
Vì đây là một thị trường mang lại lợi tức đáng kể cho nên có rất nhiều xung đột và mâu thuẩn xảy ra trong ba nhóm trên. Tuy nhiên người Triều Châu vẫn là đầu mối quan trọng của thị trường ma túy tại Sài gòn Chợ Lớn vì họ là khâu cuối cùng để phân phát ma túy ra thị trường tiêu thụ. Chợ Lớn thời bấy giờ có tầm vóc ảnh hưởng rất mạnh đến chính quyền VNCH. Và trong ba nhóm kể trên Không Quân là nhóm chuyên chở thuốc phiện nhiều nhất và cũng là nhóm chuyên nghiệp nhất (professional) vì họ có đường dây liên hệ chặt chẻ với giới buôn lậu ma túy Lào từ hơn 10 năm giữa 2 chế độ Cộng Hòa cho đến khi ông Kỳ lên chức Air Marshal (tư lệnh Không quân). Cái hay của ông Kỳ giữ mối liên hệ trực tiếp với các Lab biến chế ma túy bên Lào, không qua một trung gian nào cả. Mối liên hệ này được thiết lập nhờ một tên Trung Hoa tên Huu Tim Heng và đại tướng quân đội Lào tại Vạn tượng tên Ouane Rattikone. Tên Huu Tim Heng cùng con của thủ tướng Lào – Souvnna Phourna hùn vốn cộng với quỹ tài trợ Mỹ (USAID) hợp tác để xây nhà máy Pepsi Cola năm 1965-66. Sau vài vụ tranh chấp lôi thôi, nhà máy Pepsi chưa bao giờ hoành chỉnh để sản xuất Cola và được bỏ rơi. Sau đó nhóm này lợi dụng danh nghĩa Pepsi để nhập cảng hóa chất chế biến thuốc phiện ma túy một cách rất hợp pháp. Một khi ma túy thành hình cho vào bao plastic thì nhóm ông Kỳ qua trung gian của chị cả ông Kỳ, bà Nguyễn Thị Lý đãm nhiệm việc chuyên chở từ nơi sản xuất đến hotel ở Pakse rồi đến phi trường Vạn Tượng, Nam Vang hay phi trường quân sự Pleiku để Không quân đưa về Sài gòn giao lại cho nhóm Triều Châu Chợ Lớn. Cũng theo nguồn tin của Văn Phòng chống ma túy Mỹ thì tên tùy tùng của Đại Tá Loan tên Mai đen cũng là một tay hợp tác hữu hiệu trong việc mua bán ma túy. Sau khi ông Loan bị thương thì Mai đen bị lưu vong ở Bangkok năm 1968. Tháng bảy năm 1971 báo New-York Time đăng tin là « giám đốc của Hải quan VN cho biết là tất cả chuyến bay quân sự đều mang thuốc phiện về VN sau những phi vụ ở ngoại quốc, mà ông giám đốc hải quan này là người thân trong gia đình ông Thiệu ».

Báo này cho biết thêm là từ năm 1970 phi đoàn 5 Không quân có nhiệm vụ chuyên chở vũ khí của Mỹ để trợ giúp Cambodge bằng những chuyến bay C-47, C-119 và C-123 giữa Tân Sơn Nhất và Nam Vang. Khi bay về Sài gòn thì theo lời khai vị giám đốc hải quan này thì các phi vụ ấy đều mang về thuốc phiện và ma túy.

Thời kỳ đệ nhị Cộng Hòa…

Không Quân: Đến thời kỳ này việc chuyên chở ma túy phổ thông nhất bằng Không quân VNCH do phó TT N.C Kỳ đãm nhiệm. Có điều TT Thiệu khôn hơn hai ông Nhu và Diệm là ông không nhún tay trực tiếp vào việc buôn bán ma túy mà nhắm mắt cho đàn em xử lý để tránh tay tiếng là tham nhũng.  Tuy nhiên ông cố vấn an ninh của ông Thiệu là tướng Đặng Văn Quang, tư lệnh vùng 4 chiến thuật là đầu nảo của việc bất hợp pháp này. Tướng Quang thiết lập một hệ thống chặt chẽ về mối buôn lậu này.
Mặc dù trên thương trường quốc tế, tướng Quang ít nghe tiếng như tướng Kỳ nhưng ông ấy là người nhập khối lượng thuốc phiện nhiều nhất VN vì ông có quyền hạn rộng ảnh hưởng đến Hải quân để bảo vệ nhóm Trung Hoa trong việc vận chuyển thuốc phiện bằng đường hàng hải. Ông cũng liên hệ với nhiều nhóm quân đội để phân phối hàng vào hàng ngủ lính Mỹ tại VN. Ngày 15 tháng 7 năm 1971 có một bài tường trình trên đài NBC Nightly News, phóng viên Phil Brady cho biết là « TT Thiệu và phó TT Kỳ tài trợ việc vận động tranh cử TT bằng tiền rửa từ thuốc phiện và ma túy….và nhân vật chính gây quỹ tài trợ này là vị cố vấn an ninh của TT Thiệu, ông Đặng Văn Quang ». Sau đó TT Thiệu nhờ phát ngôn viên phản hồi lại sự kết án của nhà phóng viên đài NBC rằng « đã đưa tin thất thiệt nhằm mục đích bêu xấu nhân viên cao cấp trong chính quyền VNCH và làm lợi cho Cộng sản» nhưng ông Thiệu không đưa ra lời lẻ nào để bênh vực tướng Quang cả. Sau vụ tranh chấp về buôn bán lúa gạo đại tá Nguyễn Văn Minh lên thay thế ông Quang để đảm nhiệm chức tư lệnh vùng 4 chiến thật. Tướng Quang được thiên chuyển về Sài gòn năm 1967 và được bổ nhiệm chức bộ trưởng phát triển kinh tế. Ngay sau khi đắc cử chức tổng thống ông Thiệu mời ông Quang làm cố vấn an ninh quốc phòng cùng với tướng Loan. Trên nguyên tắc tướng Quang nắm hết quyền hạn đặc biệt trong các lực lượng đặc biệt như hải quân và quân đội để dần dần đẩy quyền hạn của thủ tướng Khiêm ra khỏi chính trường.
Tháng 8 năm 1972 báo New-York Times có bài tường trình rằng nhóm chính quyền mới lập ra một lực lượng vũ trang đặc biệt (special assaut task force) mà căn cứ chỉ huy nằm ở Kontum. Lực lượng đặc biệt này được viện trợ tất cả vũ khí đặc biệt như trực thăng, máy bay nhẹ để bay sang Lào thám thính căn cứ địch quân rải rác trên đường mòn HCM để xâm nhập vào miền Nam VN. Lực lượng đặc biệt này chuyên chở rất nhiều lượng ma túy về miền Nam VN.
Hải Quân: Tháng 5 năm 1970 Việt nam đem quân sang Cambodge để giúp đở nước bạn chống lại nạn CS. Từ đó hải quân Việt nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển ma túy giữa hai nước. Đại úy Nguyễn Thành Châu, ngày 9 tháng 5 năm 1970 mang 110 tàu VN nhỏ và 30 tàu chiến Mỹ sang Cambodge bằng ngả sông Mekong. Nhân dịp này tư lệnh hải quân Chung Tấn Cang và các cấp dưới như các đại úy Nguyễn Thành Châu, Nguyễn Văn Thông và Diệp Quang Thùy thiết lập đường dây để di chuyển hàng lậu về miền Nam VN qua ngả Tân Châu. Mùa hè 1971 chính phủ Mỹ yêu cầu chính phủ VN ra chiến dịch bài trừ tệ nạn buôn lậu ma túy đang hoành hành khắp miền Nam và khắp nơi trong nhiều bộ phận của chính quyền miền Nam VN. Hiệu lệnh này làm phiền nảo không ít hai tướng Quang và Cang. Ngày 25 tháng 7 năm 1971 nhóm cảnh sát bài trừ ma túy được hỗ trợ bởi nhiều cố vấn Thái Lan va Mỹ đã tóm trọn ổ ma túy Triều Châu ở Chợ Lớn, bắt hơn 60 người tình nghi và tịch thu 51 kí thuốc phiện và 334 kí nha phiến. Sự kiện này gây thêm tiếng tốt cho ông Thiệu trong việc bài trừ tham nhũng nhưng ngược lại nó gây nhiều phiền phức cho Hải quân và Không quân có liên lụy vào nội bộ buôn lậu. Giữa năm 1970 một thương gia Triều Châu ở Bangkok quyết định nhảy vào thương vụ ma túy ở miền Nam VN bằng cách liên hệ hợp tác với một hãng làm đồ nhựa tại Chợ Lớn tên Trần Minh. Ông này dùng thuyền nhỏ của tên thuyền trưởng người Thái tên Tăng Hai để nhận hàng từ một đảo nhỏ VN nằm ngoài khơi vịnh Thái lan tên Puolo Dama rồi vận chuyển về Chợ Lớn qua ngả Rạch Giá. Các cuộc vận chuyển trên đều được Hải quân bảo vệ. Sau một thời gian ngắn Trần Minh muốn bành trướng thị trường ma túy của y bằng cách phân phối vào hàng ngủ lính Mỹ GI. Tên Trần Minh này rất khôn ngoan dùng đủ chiến thuật để đánh lạc hướng cảnh sát. Ông ta hay đổi địa điểm giao hàng có lúc ở Rạch Giá có lúc ở căn cứ Hải quân Rạch Sỏi, v.v….và điểm hẹn cũng thay đổi về đảo Hon Panjang và Phú Quốc. Như tất cả mọi dịch vụ buôn lậu rốt cuộc rồi cũng bị khám phá. Những đồng lỏa và các sĩ quan Hải quân Nguyễn Văn Thông và Nguyễn Hửu Chi cuối cùng cũng bị bại lộ tại Rạch Sỏi và cả hai bị thiên chuyển về các chức vị khác sau đó.
Trong khi các sỹ quan Hải quân liên hệ đến việc vận chuyển ma túy thì nhiều thành phần thân phía ông Thiệu đãm nhiện việc phân phối thuốc phiện vào hàng ngủ quân đội GI’s USA. Các sỹ quan cao cấp trong quân đội làm việc với dân Chợ Lớn để phân phối ma túy từ Đồng Bằng sông Cửu Long đến vĩ tuyến thứ 17. Ba vùng chiến thuật trên bốn được giao ma túy để phân phối vào quân đội Mỹ. Miền Đồng Bằng sông Cửu Long do tướng Quang chịu trách nhiệm, Vùng 2 chiến thuật do tướng Lử Lan và vùng 1 do tướng Ngô Dzu.
Hạ Nghị Viện: Trong những nhiệm kỳ tổng thống ông Thiệu cũng bị phiền nảo không ít vì nhiều hội viên trong Hạ Nghị Viện đều dính líu vào các hoạt động ma túy thời bấy giờ. Điển hình giữa tháng 9 năm 1970 đến tháng 3 năm 1971 có 7 nghị sỹ đi họp ở ngoại quốc và khi về Sài gòn bị bắt tại phi trường vì họ mang vali có chứa nhiều vàng lậu, ma túy và đồ quốc cấm, v.v…. Dư luận quốc tế bắt đầu mất uy tín tính với Hạ Nghị Viện vì những hành động buôn lậu và tham nhũng.
Vấn đề tham nhũng trong Hạ Nghị Viện bị phê bình một cách phũ phàng trong giới ngoại giao. Ông Thiệu dùng tiền để mua chuộc các hội viên thuộc khối độc lập để làm dễ dàng cho ông khi bầu ra một nghị lệnh mới gì. Đa số khối này (19 thành viên) là những dân tị nạn công giáo miền Bắc sau hiệp định Geneva như nghị sỹ Nguyễn Quang Luyến. Những thành viên của khối độc lập này sau này đều dính díu vào những vụ mua bán ma túy cả. Bằng chứng là tháng 12 năm 1970 nhân viên hải quan phi trường Tân Sơn Nhất bắt gặp vàng và quà quốc cấm trong vali của nghị sỹ Phạm Hữu Giao. Càng tệ hơn sau vụ scandal trên khối nghị sỹ thân ông Thiệu bầu một nghị luật mới cho phép các nghị sỹ du lịch 4 lần mỗi năm thay vì hai. Liền sau đó khoảng tháng 1 đến tháng 3 năm 1971 vào những dịp nghỉ thường niên người ta ghi nhận có 190 nghị sỹ đi du lịch ngoại quốc. Việc nhập hàng cấm và ma túy càng bành trướng mạnh. Ngày 10 tháng 3 năm 1971 trong chuyến bay Vạn Tượng - Sài gòn, nhân viên phi trường Tân Sơn Nhất bắt một hành lý của cô chiêu đãi viên Nguyễn Ngọc Quý có chứa 9.6 kí lô ma túy Double U-0 Globe với lá thư chuyển đến nghị sỹ Vỏ Văn Mậu thuộc khối Độc lập. Tuần sau ngày 17 tháng 3 nhân viên phi trường khám gói cadeau cầm tay của nghị sỹ Phạm Chí Thiện trong có chứa 4 kí lô thuốc phiện Double U-0 Globe trong chuyến bay về từ Bangkok. Hai nghị sỹ này có thể là những nhân vật kém quan trọng nên người ta lơ là nhưng một nghị sỹ khác có tầm vóc quan trọng hơn tên Nguyễn Quang Luyến, trưởng khối Độc Lập Hạ Nghị Viện bị khám bắt tại phi trường khi ông bay về từ Bangkok với hơn 15 kí vàng lậu trong hành lý. Bằng mọi phương tiện sẳn có tất cả nghị sỹ thuộc khối Độc Lập Chống Đối đều dính líu vào những việc bất lương để gây quỹ cho khối chính trị của họ. Ông Thiệu bị ê mặt vì các nghị sỹ thân thiện với ông đều dính líu và những việc buôn lậu bất chính.
Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm : Trong khi khối Độc Lập (khối Chống Đối) dính líu vào buôn bán ma túy và buôn lậu được bảo vệ bởi ông Thiệu thì cơ quan hải quan và kiểm soát phi trường được vây cánh bởi thủ tướng Khiêm. Sau cuộc thanh trừng năm 1964 ông Khiêm bị lưu vong rồi được TT Thiệu mời về nước tháng 5 năm 1968 và bổ nhiệm chức vụ bộ trưởng bộ nội vụ. Ông Khiêm được xem như một quân nhân hay thay đổi theo thời thế. Ông bổ nhiệm bà con giòng họ vào những chức vụ cốt lõi quan trọng khi ông nhậm chức thủ tướng năm 1969 như ông em Trần Thiện Khôi vào chức Giám đốc Hải quan, bộ phận « chống gian lận » và người em trẻ hơn Trần Thiện Phương với chức vụ giám đốc hải cảng Sài gòn, một người em vợ tên Trần Thanh Phong vào chức giám đốc cảnh sát. Chính ông Khôi đã lập ra hệ thống ma túy ngay trong khối « chống gian lận » của ông. Những hành động dơ bẩn này làm cho dư luận thế giới có cảm tưởng rằng những nhân viên hải quan phi trường đều là những tên tay sai của ma túy và buôn lậu. Theo Hải Quan Mỹ thời bấy giờ cho biết tất cả nhân viên Hải quan VN tại phi trường đều bị mua chuộc bởi các con buôn ma túy và hàng lậu. Ông Khôi này được hưởng tiền lãi của tất cả bộ phận hải quan mọi nơi ở miền Nam VN.
Vì thế gia tài của ông ta thật kết sù, cũng theo Hải Quan USA. Đầu năm 1971 cố vấn Hải Quan USA đề nghị chính quyền VN thiên chuyển ông Khôi vào chức vụ khác. Ông Khôi rất khôn ngoan và tránh né vu khống của cố vấn Mỹ. Bực tức vì chính quyền VN không có hành động cụ thể nào để bứng ông Khôi ra khỏi khối « chống gian lận » của Hải Quan VN nên họ đưa đăng lên báo The New-York Times số 22 tháng 4 năm 1971 bài tường trình với tựa đề « Thiên đường ma túy tại phi trường Sài gòn ». Sau bài tường trình này chính phủ Mỹ tăng cường số cố vấn Hải quan US đến tân Sơn Nhất và Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ yêu cầu ông Thiệu phải có hành hành động. Nhưng chính quyền Sài gòn rất lạnh lùng về lời yêu câu này cho đến khi có chuyện tranh chấp về buôn lậu giữa hai khối thân ông Khiêm và Thiệu xảy ra.
Tranh chấp khối Thiệu-Khiêm :
Khi nhân viên phi trường Tân Sơn Nhất khám xét trong hành lý của cô chiêu đãi viên Nguyễn Ngọc Quý tìm thấy 9.6 kí lô ma túy Double U-0 Globe ngày 10 tháng 3 năm 1971 với lá thư chuyển đến nghị sỹ Vỏ Văn Mậu thuộc khối Độc lập. Văn phòng ông Khiêm liền ra khuyến cáo là khối thân ông Thiệu nhún tay vào chuyện này. Trong khi đó Hạ Nghị Viện cho công chúng biết là ông Trần Thiện Khôi – văn phòng chống gian lận đang tiến hành việc điều tra với mục đích hoàn toàn chính trị. TT Thiệu phản hồi lại. Báo Sài gòn thời bấy giờ công báo là Văn phòng phủ Thủ Tướng chống đối lại ông Thiệu và buộc tội đa số nhân viên cao cấp chuyển hàng lậu qua ngả phi trường, nơi mà em thủ tướng đang làm giám đốc. Mặc cho Văn phòng phủ Thủ Tướng chống đối và vào tháng 6 năm 1971 giám đốc Khôi buộc phải đi nghỉ hè ở Paris và khi về lại Sài gòn đã bị thiên chuyển vào 1 chức vụ quèn hải quan ở Chợ Lớn. Ba tháng sau đó giám đốc cảnh sát Trần Thanh Phong bị cách chức dưới áp lực. Báo chí Sài gòn cho biết là ông giám đốc cảnh sát này dính líu đến buôn lậu ma túy. Thanh danh ông Thiệu lên như diều. Từ đó ông dùng phong trào chống ma túy để loại dần nhân viên cao cấp thân Khiêm ra khỏi cuộc chơi và thay thế vào người thân vây cánh của ông. Cháu ruột ông Thiệu tên Nguyễn Khắc Bình được bổ nhiệm vào chức tổng giám đốc cảnh sát. Mặc dù có nhiều tranh chấp chính trị tại miền Nam, vấn đề ma túy vẫn không thiên giảm. Cố vấn Hải quan Mỹ cho biết nhiều đường hàng không được thực hiện để đưa ma túy vào miền Nam. Các cảng càng kiểm soát chặt chẻ thì thuốc phiện được vận chuyển qua đường khác như phi trường quân sự Biên Hòa, Kontum hay Nha Trang, v.v... và qua ngả sông ngòi nhưng giá thuốc phiện vẫn duy trì không tăng trong thời gian này. Trong năm 1971 số lượng đáng kể được bán ra trong bất cứ địa điểm căn cứ nào của Mỹ tại VN.
Trong khi tranh chấp của hai tướng lãnh cao cấp nhất của VN thì vấn đề ma túy đang di chuyền vào quân đội và quân cảnh GI Mỹ trú đóng ở VN và nhập cảng vào đất Mỹ. Giới ngoại giao và cố vấn quân sự Mỹ nghĩ gì về hiện tượng này? Câu trả lời có hai phần – phiền phức và thông cảm. Phiền phức cho Mỹ vì họ đã giúp đỡ chính phủ VN chống CS mà nay họ gây nghiện ngập cho binh lính họ. Thông cảm vì người Mỹ nghĩ quân đội Mỹ xa nhà chiến đấu cho chính nghĩa miền Nam nên họ đáng được hưởng những gì họ muốn lắm chứ.
Người Mỹ trong thời kỳ đệ nhất Cộng Hòa tuyên bố mục tiêu của họ ở VN là chiến đấu chống chủ nghỉa CS và đã phá tham nhũng. Họ xem ông Diệm duy trì nền Dân chủ như giữa CS Việt Minh và tham nhũng với Bình Xuyên. Khi ông Diệm từ chối loại bỏ ông em tham ô Nhu thì người Mỹ hết hi vọng vào nền dân chủ của đệ nhất Cộng Hòa và họ ngấm ngầm tổ chức lật đổ anh em Diệm-Nhu.
Sau đó miền Nam VN bị lôi vào loạn lạc chính trị (political chaos). Khi đưa được Thiệu-Kỳ lên nắm chính quyền thì người Mỹ khá hài lòng về thành quả của họ. Nhưng sau đó người Mỹ rất thất vọng vì đàn em Thiệu-Kỳ đều dính líu vào tham ô và ma túy. Năm 1968 khi phóng viên đài NBC Sài gòn tố cáo ông Quang có liên hệ đến buôn lậu ma túy và nhất là đưa vào quân đội Mỹ. Tòa đại sứ Mỹ ở Sài gòn gửi văn điện cấp tốc về Washington rằng  « rất khó khăn để tìm thấy bằng chứng cụ thể để buộc tội hai ông Thiệu- Kỳ có liên hệ đến việc buôn bán ma túy ».
Tháng 6 năm 1971 chính phủ Mỹ bắt các quân cảnh xong quân vụ đều phải qua 1 test về morphine mới được hồi hương. Nếu vướng phải thuốc phiện thì được đưa đi trại Long Bình để cay thuốc. Có rất nhiều GI mắc phải ma túy. Khi về đến đất Mỹ họ phải tốn hơn $200/ngày cho thuốc phiện.
Năm 1973 TT Nixon tuyên bố chương trình « Việt Nam hóa chiến tranh thành công mỹ mãn»  nhưng ngược lại có hơn 1/3 quân lính hồi hương mắc bệnh nghiện ma túy. Từ sau 1971, số binh sỹ Mỹ hồi hương tăng dần thì thị trường tiêu thụ ma túy cũng giảm theo vì thế người Triều Châu và Corsian xoay sở thương trường bằng cách nhập lậu ma túy vào đất Mỹ.
Chiến tranh thứ Nhất đánh dấu giai đoạn của « thế hệ mất mát » – thơ văn và nghệ thuật. Thế chiến thứ Hai thể hiện thế hệ của « tù nhân và người ngọai ô » trong khi chiến tranh Việt Nam tạo nên « thế hệ vứt đi » (fathering of a junkies generation –  hay cha đẻ của rát rứa)…

Nguyễn Hồng Phúc – sưu tầm và nghiên cứu