Monday, January 2, 2012

SAN HÔ ĐỎ (CORALLIUM RUBRUM)


Đa  phần những loại đá quý được cấu tạo dạng tinh thể, từ đó mang những dạng hình học khác nhau và con người luôn ngây ngất trước vẻ đẹp của những viên đá ngay từ thuờ hình thành nền văn minh của con người. Các tinh thể được tìm thấy từ những di chỉ Babylon, trong những ngôi mộ Ai cập hay các triều đại của Trung Quốc. Mesopotamians là lý thuyết cổ xưa về sự kết hợp giữa các loại đá quý với các hành tinh và mặt trăng. Quan niệm ngày xưa về sự hình thành của đá chủ yếu ở Phương Tây, được tạo nên trong suốt  thời kỳ này. Trong khi mỗi nền văn hóa có quan niệm khác nhau về những biểu tượng của đá quý, người xưa trên khắp thế giới đều cùng cho rằng các loại đá này chứa đựng năng lượng tác động đến cảm súc, sức khỏe và số mệnh của con người. Phần lớn những điều huyền diệu nhất của thế giới đền nằm trong các loại đá quý.
San hô đỏ ít được biết bởi người Á châu ngoại trừ Nhật và Trung Quốc. San hô đỏ có các sắc độ ấm của mầu đỏ từ hồng nhạt đến đỏ thẫm; từ mầu đỏ san hô cũng được dùng để chỉ những mầu này. Do có mầu bền, đẹp và độ bóng, từ thời cổ đại xương san hô đỏ đã được khai thác để làm đồ trang trí. Đồ trang sức bằng san hô đỏ đã được tìm thấy trong các ngôi mộ Ai Cập cổ và mộ thời tiền sử ở châu Âu. Ngày nay, người ta vẫn tiếp tục chế tác đồ trang sức từ san hô đỏ. Red Coral (Corallium rubrum).
San hô đỏ là tên thường dùng để chỉ Corallium rubrum và một số loài san hô có quan hệ họ hàng gần. Đặc điểm nổi bật của san hô đỏ là độ bền và mầu đỏ đậm, thường được dùng làm đồ trang sức và mỹ nghệ cao cấp. San hô đỏ có phân bố ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. San hô đỏ sống ở đáy biển nhiều đá với trầm tích thấp, thường ở môi trường tối hoặc ở dưới sâu hoặc trong các hang hốc tối. Loài nguyên thủy Corallium rubrum được tìm thấy chủ yếu ở Địa Trung Hải. San hô đỏ sống ở độ sâu từ 10 đến 300 m, trong đó những quần thể ở vùng nước nông gần như đã tuyệt diệt do sự khai thác của con người. Loài san hô này còn được tìm thấy ở một số vùng thuộc Đại Tây Dương ở gần eo biển Gibraltar và các đảo của Cape Verde. Các loài Corallium là giống địa phương của vùng Tây Thái Bình Dương, đặc biệt nổi tiếng là vùng quanh Nhật Bản (Corallium japonicum) và Đài Loan; những loài này sống ở độ sâu từ 350 đến 1,500 m trong những vùng có dòng biển mạnh.
Ở Việt Nam có hai loài san hô đỏ Nhật Bản và san hô đỏ Ko-noi, đều là các loài cần được bảo vệ. Xương cứng của các cành san hô đỏ có mầu óng ánh (matte) tự nhiên, nhưng có thể được đánh bóng để có độ sáng như thủy tinh. San hô đỏ có tỷ trọng riêng (relative density) là 3.86 và độ cứng 3.5 theo thang độ cứng Mohs. Do đặc điểm mềm và không trong suốt, san hô đỏ thường được mài thành mặt tròn (en cabochon), hoặc làm hạt cườm.
San hô là một loại đá quý có nguồn gốc hữu cơ, không giống như hổ phách (amber) dường như không được phổ biến lắm, đá quý này hiện rất được yêu chuộng hơn bao giờ hết. Kiến trúc hình thái của san hô giống như những loại san hô  thường và được hình thành bởi sự bồi tụ của các nhóm động vật biển nhỏ. Carbonade calcium là một trong những hình thức của đá vôi là cấu trúc rễ gốc từ trung tâm của từng nhánh. Thân đá vôi của nhóm san hô rất chắc kèm theo một "chân" hình vòng tròn bám dính vào bất kỳ đối tượng tự nhiên hay vật lạ ở đáy đại dương. Bản chất thiên nhiên trong quá trình hình thành giống như chân đĩa cung cấp nền tảng vững chắc cho toàn bộ cấu trúc. Thật thú vị nếu ta để ý một nhóm san hô sẽ thấy nó không giống như một nhánh cây luôn luôn phát triển thẳng góc với bề mặt mà nó được bám, nếu ban đầu san hô bám dính dưới một tảng đá thì khi tăng trưởng san hô sẽ chĩa xuống.
Có ba loại san hô khác nhau, nhưng chỉ có một loại gọi là san hô quý (Corallium Rubrum hay gọi tắt là Ruby), tức là san hô đỏ là quan trọng nhất. Thường được tìm thấy trong ánh sáng với tông đen tối của màu đỏ cam đỏ, đôi khi xuất hiện dưới màu cam, màu máu hoặc trắng.
Màu sắc được tạo ra bởi một lượng nhỏ (khoảng 1%) của chất hữu cơ, cộng với một số oxit sắt. Loại san hô thứ nhì có màu đen được biết đến với tên kỹ thuật như Corallium nigrum được cấu tạo hoàn toàn bởi conchiolin. Đôi khi được gọi "vua san hô".
Nó được sử dụng gần như độc quyền trong việc định hướng.  Loại thứ ba là san hô xanh đã từng được tìm thấy ở Châu Phi, hiện nay hầu như ngươi ta không biết nhiều về nguồn gốc san hô này lắm.



San hô đỏ (Ruby) nổi tiếng như là một loại đá quý có nhiều quyền lực và liên hệ với việc mê tín dị đoan dưới nhiều hình thức. Không những san hô chỉ quan trọng cho các dân tộc cổ đại từ quan niệm về cái đẹp, mà nó được sử dụng rộng rãi trong mục đích chữa bệnh. Khi được mài thành một loại bột mịn và trộn với nước hoặc rượu vang, người ta có thể chữa trị nhiều căn bệnh của con người. Hơn nữa đá quý này còn được cho là có quyền lực sức mạnh để tránh điều ác, mang lại sự khôn ngoan sáng suốt, làm tăng cường tuần hoàn máu hay dùng để làm hạ sốt. Người ta còn tin rằng đặt hạt san hô đỏ dưới gối có thể giúp tránh được những cơn ác mộng….

Trong thời đại La Mã, các nhánh san hô được treo trên cổ của trẻ em để bảo vệ tất cả mọi nguy hiểm. Người ta còn tin vào tiềm năng của san hô như một say mê về giải trí trong thời Trung cổ và ngay cả trong thế kỷ đó ở Ý san hô được phụ nữ đeo vì người xưa tin rằng nó có thể chữa chứng vô sinh. Mặc dù Pliny phê bình sự khinh miệt của các nhà ảo thuật về những nét quyến rũ của đá quý, ông chuẩn lại rằng san hô làm lắng dịu những con sóng biển. Hơn nữa, ông cho biết rằng san hô có khả năng bảo vệ người chống sét đánh và lốc xoáy khủng khiếp.
Trong suốt chiều dài nền văn minh La Mã, san hô được mang trên cổ chó như một biện pháp khắc phục chứng sợ nước. Họ cũng tin rằng san hô là một loại thuốc bổ tuyệt vời bằng cách làm đổ mồ hôi và tiểu tiện tốt, và được cho là có sức mạnh để chữa tính “khó chịu” của con người. Người La Mã cũng dùng san hô rộng rãi trong việc trang điểm cá nhân, như trâm, bông tai với ảnh nhẹm vào.
Một trong những niềm tin bành trướng rộng rãi của thế kỷ với giả thuyết rằng màu đỏ san hô sẽ thay đổi màu sắc để phù hợp với điều kiện sức khỏe của người mang nó. Theo các tác phẩm của Johann Wittick, một bác sĩ người Đức ở thế kỷ thứ 16, niềm tin ấy được chứng minh sau cái chết của một bệnh nhân mang san hô vòng cổ màu đỏ chuyển sang màu trắng khi căn bệnh khởi đầu, sau đó chuyển sang màu vàng bẩn, và cuối cùng đến tử vong, thì san hô nổi lên những đốm đen.
Một chiếc vòng cổ phổ biến ở Pháp vào thế kỷ thứ 18 được biết đến như một chuỗi tràng hạt màu máu (blood rosary) được dùng để kiểm tra xuất huyết. Trong một số điều trị lớn của mê tín dị đoan ở thời kỳ này, tuy nhiên, tác giả vô danh đặt câu hỏi về khả thi của chuỗi tràng hạt màu máu. Giả sử rằng san hô chỉ tác động có lợi vì làm dày máu, ông lý luận rằng các tổn hại gây ra bởi san hô có thể lớn hơn những lợi thế: nếu chuỗi tràng hạt màu máu có sức mạnh tức thời, nhưng nó phải được kết nối liên tục. Vì thế làm cho tác động rất nguy hiểm.
Để được xem như là một bùa hộ mạng, những giai đoạn đầu của sự mê tín dị đoan quả quyết rằng san hô không được chạm khắc mà phải được chạm trổ bởi đàn ông hơn nữa, nó phải được đeo ở một nơi dễ thấy. Nếu bị hỏng sẽ mất hết quyền hạn phép thuật.
Ở Ba Tư thời trung cổ, mùi vị đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt thiệt hư của san hô: nếu có mùi biển thì xem như chính gốc. Người Ba Tư cũng tin rằng màu đỏ san hô quý chưa có được màu sắc đặc trưng nếu chưa đem ra khỏi biển. Trong số những dân tộc Trung Quốc và Ấn giáo, san hô biểu hiệu lòng tôn trọng cao, vì san hô được sử dụng để trang trí hình ảnh của những vị thần của họ. Cùng với màu ngọc lam và hổ phách, hàng san hô là một trong những đá quý phổ biến nhất với người dân Tây Tạng. Ngoài giá trị thẩm mỹ của nó san hô còn một ý nghĩa sâu sắc về tôn giáo, vì màu đỏ là tượng trưng hiện thân Đức Phật. Trong một chuyến viếng thăm Tây Tạng trong thế kỷ thứ 13, Marco Polo nhà thám hiểm người Ý, đã ghi nhận việc sử dụng rộng rãi của san hô trong việc trang điểm cá nhân cũng như cho trang trí các thần tượng trong các đền thờ.
Trong một phần Châu Phi, nhánh san hô chứa đựng chất lượng rất thiêng liêng và được coi như là món quà vô giá nhất ban cho các vị chúa tể . Vì vậy san hô đỏ có giá trị lớn hơn món quà hoàng gia là như vậy đó. Nếu bị mất hoặc bị đánh cắp, nạn nhân phải chịu hình phạt hay giết chết.
Trong những bước đầu kỷ nguyên Kitô giáo việc mở rộng thương mại được thực hiện bằng san hô giữa các thành phố Địa Trung Hải và Ấn Độ, nơi mà san hô được đánh giá cao như một chất huyền bí thiêng liêng. Pliny cho chúng ta biết như là Ấn Độ có nhiều nhu cầu trong khi Gauls có thói quen sử dụng để trang trí mũ bảo hiểm quân lính và vũ khí trong thời của ông.
Một điều thú vị nhưng ít được biết đến liên quan đến việc sử dụng san hô trong đồ trang sức bởi các bộ lạc da đỏ Tây Nam Hoa Kỳ. Trước khi Coronado và Cortezt người da đỏ Pueblo, New Mexico và Arizona đến họ đã sử dụng rộng rãi các mảnh vỡ màu vỏ trai Vịnh Mexico. Màu đỏ là màu sắc đánh giá cao nhất và cuối cùng thông qua việc kinh doanh giữa các bộ lạc, nó cũng trở nên phổ biến với các dân tộc Zuni và Hopi. Thời gian sau 1540, người Tây Ban Nha quyết định tận dụng lợi thế của người bản xứ yêu thích vỏ màu đỏ, họ bắt đầu nhập khẩu san hô đỏ như một sự thay thế với phẩm chất tốt hơn. Qua quá trình lịch sử cho thấy rằng san hô được chấp nhận dễ dàng và nhanh chóng trở thành đá quí rất có giá trị, thường bán cao tương đương với $100/lb. Những vụ thương mại đầu tiên chưa được thành lập chắc chắn lắm, nhưng các tài liệu tham khảo lâu đời cho biết sự thịnh hành bắt đầu năm 1822 tại Santa Fe, New Mexico.
San hô là một sản phẩm của sự ấm áp, biển và được tìm thấy trên khắp thế giới trong vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo truyền thống, nguồn quan trọng chứa vật liệu tốt là biển Địa Trung Hải. Ở các khu vực dọc theo bờ biển của Tunis, Algeria, Morocco, Sardinia và các địa phận lớn của Ý được tìm thấy san hô có phẩm chất cao nhất. Nó cũng được tìm thấy ngoài khơi bờ biển của Corsica, Catalonia và Provence. Các nơi khác như các vùng nước ven biển Ireland và Nhật Bản. Mặc dù được tìm thấy ở độ sâu 1,000 feet nhưng san hô thường phát triển trong vùng nước nông tức là từ mười đến 50 feet chiều sâu. Màu sắc dường như làm sáng với độ sâu trong các loại nước nông của Đại Tây Dương và Phương Đông nói chung, nhưng các mẫu nước sâu từ bờ biển Nhật Bản dường như sâu hơn về màu sắc.
Vào cuối những năm 1950, để hoàn thành một dây chuyền hạt chất lượng cao cấp hạt trung khoảng 8mm và hạt cuối thân 5mm bởi tay nghề sẽ được bán với giá từ $400 đến $ 2,400 cho các màu "bò-máu" và lên đến $ 5,000 cho các dạng "tốt nhất". Hạt bị mụn, nứt tất nhiên sẽ làm giảm giá đáng kể.
Như đã đề cập ở trên, ngư nghiệp đánh cá và khai thác san hô gần như hoàn toàn là  ngành công nghiệp chính của nước Ý. Ngành ngư nghiệp chỉ thực hiện trong những tháng mùa hè, sau khi cơn bão mùa đông làm tăng mối nguy hiểm cho con người và hàng hóa. Tàu thuyền được đóng đặc biệt cho mục đích này, tất cả đều được xây dựng dọc theo chiều dọc mặc dù tương đối nhỏ nhưng rất vững chắc và đủ khả năng đi biển. Vấn đề khó khăn là kinh nghiệm của các thợ lặn ở vùng nước nông trong các vực sâu hơn, tuy nhiên từ đó các vật liệu tốt nhất mới thu được bằng dụng cụ đặc biệt để khai thác san hô…
Con người có thể tin tưởng hay hoài nghi về sự kỳ diệu và quyền năng của các loại đá quý như san hô đỏ, kim cương hay ngọc lục bảo, v.v…nhưng không thể phủ nhận được một điều rằng những điều kỳ diệu của thiên nhiên có một sức hấp dẫn và quyến rũ đặc biệt với con người từ hàng ngàn năm nay….

Phuc Nguyen – sưu tầm & nghiên cứu

Tham khảo: 
[1] http://marenostrum.org/vidamarina/animalia/invertebrados/cnidarios/corales/rojoi.htm
[2] http://www.gemstones-guide.com/Coral.html