Sunday, April 1, 2012

HỆ THỐNG Y TẾ BẮC MỸ VÀ ÂU CHÂU


Phỏng theo Ban Biên Tập Khối Y Học, ConsumerReports 2007.
Chi phí y tế tại Bắc Mỹ càng ngày càng cao vì hệ thống đòi hỏi những thử nghiệm trị liệu đắc tiền sau khi bệnh đột phát. Bác Sĩ George Isham, Giám đốc Heath Partners, một tổ chức vô vị lợi HMO tại Minnesota nói: "Chúng ta không có một hệ thống y tế để giáo dục dân chúng biết sống làm sao cho lành mạnh hơn". Bs. Isham đứng đầu viện Y khoa chuyên viên ý thức giáo dục người dân sao để tránh các bệnh béo phì, tiểu đường, suyễn, cao áp suất và nhắc nhở cha mẹ cho trẻ em đi chích ngừa đúng thời hạn. Đây là một chương trình khó thực hiện vì đi ngược lại hệ thống y tế Bắc Mỹ. Cũng như hiện nay, các sinh viên ngành Kinesiology đang tranh cãi với giới Y Khoa vì họ không đồng ý về triết lý sống khỏe như vị BS Isham trên. Ngành Kinesiology nhắm vào mục đích giáo dục dân chúng cách sống, cách làm việc, chơi thể thao và ăn uống chừng mực để tránh lâm bệnh. Trong khi ngành y khoa thì ngược lại muốn dân chúng bệnh hoạn nhiều hơn để họ còn chữa trị và làm giàu.
Các sinh viên y khoa hiện nay người nào cũng nợ chính phủ đến vài trăm ngàn đôla nên khi tốt nghiệp không muốn làm "bác sĩ gia đình" mà chỉ muốn học thêm thành bác sĩ chuyên ngành (specialist) để lãnh lương nhiều hơn. Nghiên cứu của viện khảo cứu Darmouth đã chứng tỏ là vùng nào có quá nhiều chuyên viên thì vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho người dân càng kém đi.
Tại Canada với hệ thống y tế hầu như miễn phí cho mọi người, người dân thường xuyên đi khám bác sĩ riêng tư mà gia đình đã quen biết từ nhiều năm. Những vị y sĩ này rất tận tâm chữa trị vì đã theo dõi hồ sơ và quen biết bệnh nhân từ lâu, chỉ trường hợp khó khăn lắm mới cho nhập viện.
Với hệ thống y tế Bắc Mỹ chỉ chăm chú vào việc trả tiền thật nhiều cho các bác sĩ và chuyên viên nên coi thường việc ngăn ngừa bệnh tật. Năm 2004 bệnh nhân Mỹ trả khoảng 29 tỷ US cho khoảng 4.4 triệu người nhập viện.
Sức khoẻ của ông Ron Spurgeon yếu đi khi ông ta bị đau vai vì làm việc trong vườn đằng sau nhà. Vì vậy ông ta phải đi khám bệnh ở trung tâm y khoa "Redding" tại miền bắc California. Nơi đây một bác sĩ chuyên viên về tim nói rằng ông ta bị bệnh tim trầm trọng có thể chết người. Bốn ngày sau, ông ta phải trải qua cuộc giải phẫu "triple bypass" (3-đường vòng tim mạch).
Sau đó ông ta, với thân thể cường tráng của người đàn ông 56 tuổi, bị hạn chế không được vác nặng và phải nghỉ công việc trong một xưởng làm gỗ.
Năm 2003, 2 năm sau ngày giải phẫu, ông Spurgeon biết được rằng Tenet Healthcare, chủ nhân của bệnh viện này, đã phải bỏ ra một số tiền 54 triệu Mỹ Kim để điều đình trả lại cho chính phủ Liên Bang về lỗi đã tính tiền Medicare của chính phủ Liên Bang cho những cuộc giải phẫu không cần thiết về bệnh tim.
Năm sau, ông Spurgeon và 344 bệnh nhân khác cùng nhau kiện bệnh viện này và 8 y sĩ giải phẫu cũng như chuyên viên tim mạch về lỗi làm những phương pháp trị bệnh không cần thiết để kiếm tiền. Kết quả là Tenet Healthcare và các bác sĩ liên hệ đã phải bồi thường cho các nạn nhân $442 triệu US.
Ông Spurgeon tuyên bố: "Tôi chẳng làm sao cả, nhưng mấy ông này sử dụng cơ thể tôi để làm tiền. Tôi đã mất hết tin tưởng vào giới bác sĩ rồi."
Trường hợp của ông Spurgeon là một ví dụ điển hình tại sao hệ thống y tế Hoa Kỳ càng ngày càng quá đắt đỏ hơn hết mọi nơi trên thế giới. Chính là vì hệ thống y tế Hoa Kỳ tìm mọi cách chẩn đoán để trị bệnh không cần thiết, theo hệ thống "tặng tiền thưởng cho các y sĩ" .
Như chúng tôi (CR) đã báo cáo hồi tháng 9/2007, khả năng của các hãng bảo hiểm để giảm bớt các chi phí về y tế đã chựng lại từ năm 2000. Hiện nay mỗi năm nước Mỹ đã chi đến 2,000 tỷ USD cho vấn đề y tế, một số tiền khổng lồ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Bây giờ hệ thống y tế này có những vụ chia chác tiền thưởng như kiểu ăn tiền "hoa hồng/commission" như sau:
* Bác sĩ và bệnh viện hưởng tiền bằng cách càng làm nhiều thử nghiệm và có khi cả những thử nghiệm nguy hiểm và cách trị liệu đắt tiền
* Bệnh nhân cư trú ở những vùng có quá nhiều chuyên viên và bệnh viện sẽ phải qua những thủ tục rườm rà và đem ra thử nghiệm nhiều khi làm họ bệnh hoạn hơn lên nữa.
* Những công ty bào chế thuốc tây mỗi năm trả đến hàng tỷ Mỹ Kim cho việc quảng cáo thuốc mới mặc dù biết rõ là những thứ thuốc này không tốt hơn những thuốc cũ đang có tại thị trường vừa rẻ và hiệu nghiệm hơn.
* Vụ phân chia tiền thưởng này làm nản lòng những vụ trị bệnh hữu hiệu và ít tốn kém cũng như cứu được sinh mạng nhiều hơn.
Khi điều tra hệ thống y tế tại các tiểu bang Connecticut, Iowa, và Texas những người được phỏng vân thăm dò đều cho tin tưởng rằng là hệ thống y tế chỉ đem lợi nhuận nhiều cho các y sĩ, bệnh viện, các công ty bảo hiểm và các viện bào chế dược phẩm mà không đem lại lợi ích thiết thực cho bệnh nhân.
Người tiêu thụ cảm thấy bị lợi dụng và lừa gạt bởi hệ thống y tế hiện hành
Người dân tiêu thụ Hoa Kỳ đang bị những quảng cáo làm họ siêu lòng tin tưởng vào hệ thống y tế, họ vẫn tưởng rằng những phương pháp chữa trị mà các bác sĩ khuyến cáo họ như ông Ron Spurgeon bị - giải phẫu 3 vòng đường tim mạch - là cần thiết và hiệu quả, đúng ra là các phương pháp chữa trị nhiều khi sai lầm.
Bs. Lee Newcomer, phó Giám Đốc của khoa "ung thư" tại United Healthcare nói : "80% những gì chúng tôi làm trong lãnh vực y khoa đều không có bằng chứng cụ thể".
Nhiều quốc gia tân tiến khác đều có một cơ quan trung ương kiểm soát và tìm hiểu ra những phương pháp chữa trị và kỹ thuật mới và theo đó mà đề ra các chính sách về y tế tổng quát cho cả nước, như bên Anh Quốc có Viện nghiên cứu về Y Học và trị liệu y khoa được toàn hảo.
Mặc dù có những hãng bảo hiểm và những cơ quan bất vụ lợi khác nhảy vào định giá và can thiệp cho bệnh nhân nhưng số tiền mà nhà nước và bệnh nhân phải trả vẫn bị áp lực của những viện bào chế, bệnh viện, y sĩ và chuyên viên.
Nhiều nhà chuyên môn về y tế đang đề nghị lập ra một viện khảo cứu quốc gia chỉ lo riêng về vấn đề y tế quần chúng, mà chúng tôi - Consumer Reports, một tổ chức bất vụ lợi - đã đề nghị từ lâu.
Khi nói đến vần đề y tế thì không phải cứ làm nhiều thì sức khoẻ sẽ tốt hơn. Nhưng bệnh nhân muốn được săn sóc kỹ càng hơn. Phải công nhận nền y khoa Hoa Kỳ đã thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo trong quá khứ, nhưng đồng thời cũng khuyến khích sự lạm dụng những phương thế trị liệu quá tốn kém. Hệ thống y tế trả tiền hậu hĩnh cho y sĩ, bệnh viện theo kiểu căn bản "lệ phí theo dịch vụ" (fee-for-service). Bác sĩ càng kê đơn làm nhiều dịch vụ như: thử nghiệm máu, giải phẫu, MRI hay CT scan bao nhiêu thì càng được nhiều tiền thưởng.
Những nhà chuyên môn ước lượng là số tiền 2,000 tỷ US hàng năm chỉ nên dùng tới 1/2 hay 1/3 thôi, phần còn lại toàn là lạm dụng lãng phí.
Một ví dụ là trường hợp ung thư ngực của phụ nữ trước đây đã dùng thủ thuật cấy tủy xương (bone marrow transplantation). Mặc dù các nhà chuyên môn và bảo hiểm đều cảnh cáo là vụ cấy tuỷ xương này nếu chưa được thử nghiệm kỹ càng thì chưa chắc đã đem lại hiệu quả tốt, nhưng có cả chục bệnh viện đã bắt đầu chương trình này để thu về một lợi nhuận là 3.4 tỷ Mỹ Kim vào thập niên 90' cho 42,000 phụ nữ.
Tuy nhiên, đến tháng 4 năm 2000 thì Y khoa Nhật Báo của Tiểu Bang New England đã báo cáo là "cách sử dụng cấy xương tuỷ" đã không kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư ngực mà còn làm bệnh nhân đau đớn hơn vì những dị ứng /phản ứng phụ của phương pháp này.
Và bây giờ phương pháp "cây xương tuỷ" để giúp bệnh nhân bị ung thư ngực đã bị loại bỏ, tuy nhiên vẫn còn biết bao nhiêu phương pháp trị bệnh mắc tiền và vô hiệu quả khác vẫn được áp dụng cho nhiều chứng bệnh khác.
Theo một nghiên cứu của Trung Tâm Y khoa Darmouth còn cho biết là số tiền y tế MEDICARE đã phải trả căn cứ vào kết quả những phương thế trị liệu, số giường trong bệnh viện, y sĩ và chuyên viên thay vì thực sự giúp đỡ cho bệnh nhân ở vùng đó. Như ở Miami, một vùng có rất nhiều y sĩ và bệnh viện, thì Medicare phải trả cho mỗi bệnh nhân là $11,422 trong năm 2003, trong khi đó số tiền giảm xuống còn $5,438 cho vùng Minneapolis. Nghiên cứu cũng cho biết là vùng mà MEDICARE trả nhiều tiền thì thực sự bệnh nhân được chữa bệnh tồi tệ hơn những vùng mà Medicare trả ít tiền hơn.
Thuốc men - Muốn được cơ quan FDA (Food and Drug Administration) công nhận một loại thuốc mới thì các nhà bào chế chỉ cần chứng minh nó có hiệu quả hơn một viên thuốc đường (sugar pill), không cần phải tốt hơn những thứ thuốc đã có ngoài thị trường. Vì vậy mà 75% các loại thuốc được FDA công nhận và cho bán trên thị trường trong năm 2005 giống hệt những thuốc đang có, chỉ có khác tên, khác mầu, khách hình dạng và giá đắt tiền hơn mà thôi.
Các viện bào chế phải thuyết phục được các y sĩ và bệnh nhân là viên thuốc "màu hồng" của họ tốt hơn viên thuốc "màu xanh" đang bày bán ngoài thị trường. Ví dụ như viên thuốc METFORMIN (Glucophage, Generic) trị bệnh tiểu đường cấp 2, có chức năng kiểm soát được số lượng đường trong máu tốt ngang hàng với thuốc mới AVANDIA (rosiglitizone) và ACTOS (pioglitizone). Hai viên thuốc này đắt gấp 4 lần viên thuốc cũ Metformin. Tuy nhiên quảng cáo 2 viên thuốc mới Avandia và Actos này với các bác sĩ và bệnh nhân, đã giúp nhà bào chế kiếm được 21% thị trường và đem lợi lợi nhuận khổng lồ vì giá 2 viên thuốc brand-name này rất đắt đỏ. Kết quả cho thấy là tại sao các viện bào chế dược phẩm chịu bỏ ra 29.9 tỷ US mỗi năm để quảng cáo thuốc mới. Họ quảng cáo trên báo chí và truyền hình rất nhiều và những quảng cáo đó thường hay bỏ quên không nhắc đến những tác động tai hại của viên thuốc đồng thời cố tình thổi phồng hiệu quả quá đáng của viên thuốc và còn chỉ trích những thuốc của các nhà bào chế đối thủ đang cạnh tranh nữa.
Một cách quảng cáo hữu hiệu nữa là họ tặng những viên thuốc mẫu (samples) cho các văn phòng bác sĩ đáng giá 18.4 tỷ US riêng trong năm 2005, để các y sĩ bác sĩ biếu không cho các bệnh nhân để dùng thử, trong khi các thuốc tương tự thuộc hàng "generic" đã có ngoài thị trường. Tặng không cho bệnh nhân vài viên thuốc nhưng để "câu" họ về sau sẽ đòi hỏi bác sĩ kê đơn cho họ mua những thuốc đó. Các nhà bào chế còn tặng quà cho các văn phòng bác sĩ và những y tá làm việc ở đó nữa. Nhiều hãng thuốc còn cho BS và gia đình họ đi nghỉ mát 3 ngày SPA với danh nghĩa là đi seminar nhưng với mục đích rõ ràng là quảng cáo thuốc và entertain giới y khoa. Chỉ trong tiểu bang nhỏ xíu là Vermont mà số tiền tặng phẩm đã lên đến 2.2 triệu US trong năm 2006.
Ví dụ như "FDA" công nhận viên thuốc A cho một bệnh nào đó. Tuy nhiên, về sau các y sĩ được quyền dùng thuốc A đó để trị bất cứ bệnh gì mà họ thấy cần thiết. Vì vậy mà các dược phòng có thể bán được nhiều thuốc A theo kiểu gọi là "off-labels" (khác nhãn hiệu). Dịch vụ này có thể đem lại cả tỷ đôla mỗi năm.
Tiểu bang Pennsylvania đã kiện viện bào chế AstraZeneca, Eli Lilly và Janssen Pharmaceutica về tội đã khuyến khích các y sĩ kê đơn thuốc tâm thần SEROQUEL, ZYPREXA và RISPERDAL theo kiểu "off-labels" cho người già và con nít. Theo đơn kiện thì các bị cáo bị tố giác là đã trả tiền cho các y sĩ để khuyến khích bệnh nhân dùng thuốc và trả tiền cho các bác sĩ khác dự thính các hội nghị y khoa và mượn tên của các bác sĩ danh tiếng hầu nhờ người viết bài khen tặng thuốc của họ, cũng như trả tiền cho các khảo cứu viên khen các thuốc tâm thầm kia nhằm giấu diếm các dị ứng cùng phản ứng phụ. Chiến dịch tuyên truyền thuốc tâm thần này đã đem lại hơn 50% lợi nhuận trên toàn cầu trong năm 2005. Hiện vụ kiện vẫn chưa có phán quyết của tòa án. Bệnh nhân hiểu biết hiện đang đòi hỏi loại thuốc thông thường (generic) để tiết kiệm. 60% các toa thuốc đã dùng thuốc "generic". Hơn 50% các bác sĩ được thăm dò cho biết là bệnh nhân của họ đều đòi hỏi thuốc "generic". Nếu mọi người đều muốn dùng loại thuốc thông thường thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được hơn 8 tỷ US.
Nếu bạn được bác sĩ kê toa thuốc mới, thì phải hỏi lại bác sĩ là thuốc mới có chắc chắn tốt hơn thuốc cũ không và những phản ứng phụ như thế nào?
Tóm lại hệ thống y tế Hoa Kỳ hoàn toàn quản lý bởi tư nhân nên có nhiều sự cạnh tranh, nhiều ưu điểm và cũng có rất nhiều vấn đề của nó. Chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về những hệ thống y tế tốt nhất thế giới như hệ thống y tế phổ thông (universal system) của Canada và Đức xem có khả quan hơn không…
Canada và Đức quốc
Phỏng theo bài tường trình “Germany’s medical system works” của hai tác giả Frederik Cyrus Roeder – German Health economist và Yanick Labrie- economist of the Montreal Economic Institute.
Canada nói chung là xứ an lành, đất nhiều nhưng ít dân vì thế dân tình hiền hòa thoải mái ít kỳ thị, việc làm và kinh tế khá ổn định, cướp bóc hầu như không hiện hữu, bảo hiểm y tế phổ thông (universal) là một trong những hệ thống y tế tốt nhứt thế giới và bảo đảm bởi chính phủ.
Hệ thống y tế bên Canada cũng tương tự như Hoa Kỳ. Điều khác biệt rõ rệt ở chỗ là dân Mỹ bỏ tiền túi để trang trải chi phí y tế (hay mua health insurance) trong khi dân Canada thì được “miễn phí”.  Nói là “miễn phí” cũng không đúng hẳn vì tất cả công dân Gia-Nả -Đại đi làm đều bị trừ một phần tiền lương trong payroll để đóng góp vào quỹ y-tế miễn phí của tỉnh.
Như tất cả các hệ thống y tế các nước khác cũng có khuyết điểm không ít.
Người dân lạm dụng hệ thống miễn phí y tế này một cách trắng trợn nhứt là những người bị bệnh tâm thần hay tính lẩm cẩm. Những người này rảnh rõi không có việc gì làm ở nhà nên lang thang đến phòng khám bác sỹ cho có chuyện để nói và làm cho thư thả tâm hồn vì bị gò bó ở nhà. Hơn nữa người dân Canadian hễ bị cảm hay sỗ mũi một chút là đi khám bác sỹ, vì miễn phí mà quí vị. Ở mỗi tỉnh, ngành y tế có khác chút đỉnh về hình thức nhưng tất cả đều miễn phí, ngoại trừ thuốc men và răng (phải đóng health Insurance riêng).
Khuyết điểm thứ hai của y tế Canada là những phòng cấp cứu ER trong bệnh viện bị quá tải (overcrowded) vì bệnh nhân nhiều hơn khả năng tiếp viện. Thí dụ nhiều nhà thương nổi tiếng ở Montreal bỉ quá tải (overcrowded) đến 130% trong khi đó những nhà thương kém nổi tiếng hơn ở các tỉnh nhỏ thì dưới 100%, một phần cũng vì những nhà thương tỉnh lẻ thiếu chuyên gia (specialist) nên cuối cùng rồi họ cũng chở bệnh nhân về tỉnh lớn chữa trị. Trải qua nhiều năm để giải quyết tình trạng quá tải này nhiều chính phủ mới mỗi khi được bầu lên họ đều hứa hẹn sẽ dành nhiều ngân quỹ cho y tế để cải thiện các bệnh viện. Tôi ở đây gần 40 năm và chờ mãi mỏi cổ mà chẳng bao giờ thấy superhospital hình thành, ngược lại họ vẫn còn bàn bạc tranh cãi, nhà thương vẫn còn nằm trên giấy tờ...
Thí dụ bạn bị đau cột xương sống (đau lưng) vì làm việc ngồi hơi nhiều, khiên vật nặng hay hốt tuyết quá tải, đầu tiên bạn phải xin vào medical clinic tư để gặp bác sĩ tổng quát. Nói là medical clinic tư nhưng bạn không trả một cắc nào vì chính phủ tiểu bang sẽ thanh toán hoá đơn cho BS sau khi bạn trình thẻ mặt trời (health Insurance card tương đương medicare của Hoa Kỳ) của tỉnh. Medical clinic gọi là tư vì được mở ra và quản ly bởi tư nhân và họ mướn BS đến làm việc. Mỗi cuối tháng họ claim lại chính phủ tỉnh bang để được thanh toán y phí và trả lương lại BS (chủ 60%/BS 40%). Việc chữa răng thì hoàn toàn của tư nhân kể cả nha sỹ giống như bên Hoa Kỳ. Người đi chữa răng phải có dental insurance nếu không muốn trả bằng tiền túi của mình. Trở lại thí dụ trên, bạn vào medical clinic khám BS tổng quát rồi sau đó BS này mới cho giấy giới thiệu đi khám BS chuyên khoa (orthopedist hay neuro-surgeon). Về nhà bạn phải điện thoại xin cái hẹn, hên lắm thì bạn chờ vài tuần, nhiều khi vài tháng. Như nói ở trên vì Canada có hệ thống y tế phổ thông miễn phí, các BS đều được trả lương bởi chính phủ tỉnh. Vì thế họ bị giới hạn về định mức lương bổng. Hầu như không có sự cạnh tranh giữa các bác sỹ và giữa các bệnh viện cho lắm. Ai bệnh cũng phải đi bác sỹ và bác sỹ hầu như đều lãnh lương giống nhau, làm ít hay nhiều cũng thế. Nếu có nhiều khách trong năm thì khi vượt mức lương cố định thì những bệnh nhân tới chỉ được trả 75% lệ phí khám bịnh bình thường. Vì thế BS ở Canada không còn thấy thích thú làm việc nhiều giờ vì giới hạn lương bổng hoặc họ bỏ sang Hoa Kỳ, nơi không có giới hạn về lương bổng BS - làm ít ăn ít làm nhiều ăn nhiều. Kết quả là Canada bị rơi vào tình trạng thiếu chuyên khoa vì đa số BS giỏi muốn làm nhiều tiền hơn đều bỏ qua Mỹ. Nếu quá đau mà bạn không chờ được cái hẹn (appointment) thì bạn cũng có thể đi thẳng vào phòng cấp cứu của nhà thương. Tại nhà thương bạn phải lấy số và chờ đến tên mình được gọi mới được vào gặp y tá chất vấn chuẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn để xem có thể đợi được đến bao giờ. Những trường hợp nhẹ phải đợi vài tiếng hay có khi vài ngày. Nặng mới được vào gặp bác sỹ. Trong những nhà thương lớn, đa số chứa quá tải bệnh nhân (overcrowded) vì nhà thương vì thiếu giường bệnh nên số bệnh nhân đến sau nằm trên giường bệnh lềnh khênh ngoài hành lang (corridor). Tình trạng thiếu giường bệnh tại các bệnh viện buộc nhà thương hoãn lịch trình phẫu thuật cho bệnh nhân. Có rất nhiều chỉ trích của dân chúng về tình trạng hủy bỏ hay hoãn lịch mổ nhưng đối với bệnh nhân thì thực là kinh hoàng. Thậm chí đến cả trường hợp bị thoát vị, thường người bệnh cũng sẽ phải nghỉ ngơi chán mới được phẫu thuật. Họ sẽ không thể được xử lý trước nhiều tháng chờ đợi khá lâu tùy vào khả năng điều trị của bệnh viện. Những trường hợp cấp cứu thật sự được vào ER là tai nạn xe cộ, té gãy tay, gãy chân, chấn thương cột xương sống, sinh đẻ, v.v... thì sẽ được ưu tiên vào phòng cấp cứu.
Hiện tượng quá tải trong nhà thương này chỉ thấy bên Canada và ít được biết như bên Đức quốc. Vì bên Đức cũng có hệ thống y tế phổ thông tương tự như Canada nhưng có vẻ thành công hơn vì không có hiện tượng quá tải trong bệnh viện. Vì sao có sự khác biệt này thế? Bên Canada người ta không tin ngành y tế phổ thông có thể thích hợp đi đôi giữa quản trị tư nhân và vấn đề cạnh tranh về y tế. Trường hợp điển hình là Đức quốc cũng có hệ thống bảo hiểm y tế phổ thông giống như Canada và cũng chi 12% quỹ GDP cho y tế như Canada, nhưng dân chúng Đức được đối xử khá hơn bệnh nhân Gia-Nã-Đại rất nhiều.  Đức quốc được xếp hạng nhì về hiệu suất thành công y tế trong số 34 quốc gia tân tiến theo Euro-Canada Health Consumer Index trong khi Canada đứng hạng thứ 25. Chúng ta thử tìm hiểu mô hình y tế của Đức ra sao?
Đại khái có 90% dân số Đức được hưởng bảo hiểm y tế phổ thông (statutory health insurance SHI) mà tất cả quỹ tài chính tạo ra bằng sự đóng góp trừ lương của mỗi công dân làm việc. 10% còn lại chọn cách chữa bệnh tư bằng cách trả tiền bảo hiểm tư, người giàu có hay nhân viên làm riêng cho mình chọn không đóng vào quỹ chính phủ về y tế phổ thông SHI. Từ hai thiên kỷ qua 33% bệnh viện công cộng Đức được bán cho tư nhân khai thác (679 trên 2 064 bệnh viện).  Những bệnh viện tư này không bị quản lý bởi bất cứ cơ quan nào của nhà nước (thị xã, huyện hay tỉnh). Họ chữa trị bất cứ bệnh nhân loại nào. Các bệnh viện cạnh tranh mạnh mẻ để thu hút bệnh nhân về bệnh viện họ vì thế bệnh nhân được tận tâm điều trị. Khách là vua mà lị. Việc chờ đợi cũng xảy ra rất ít, gần như không hiện hữu. Thời gian chờ đợi để được khám bệnh rất ngắn so với Canada. Mục đích của ban quản trị nhà thương tư là làm nhuận lời cho bệnh viện hình như là lợi điểm của hệ thống y tế phổ thông này. Vì vấn đề cạnh tranh giữa các nhà thương cho nên áp lực làm lời cho bệnh viện là tiêu chuẩn hàng đầu cho ban quản trị tư. Ban quản trị phải kế hoạch lại toàn bộ tổ chức cho hiệu quả, nhanh chóng, thiết bị kĩ thuật hiện đại và mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ đầu tư. Bệnh viện tư với mục đích làm sanh lời nên họ quan tâm nhiều đến việc chính của họ: chữa trị bệnh nhân một cách hiệu quả và ít tốn kém. Kết quả cho thấy những dịch vụ phụ như thức ăn, quản lý thuốc men và quần áo, quản trị phòng ốc đều giao cho hãng ngoài lo liệu. Bệnh viện công cộng thì lo quản lý từ A đến Z, những dịch vụ khác ngoài y tế thiết nghĩ không cần thiết cho lắm về chữa trị bệnh nhân. Theo nhiều nghiên cứu thì tất cả bệnh viện tư bên Đức, ngày xưa là công có phẩm chất rất cao sau khi tư nhân hóa. Số giường bệnh trong nhà thương cũng gia tăng đáng kể. Việc chất lượng chữa trị ở bệnh viện tư không những gia tăng mà còn đem lại những giá trị khác nữa kia. Một nghiên cứu về các bệnh viện tư nhân hóa từ 1997 đến 2007 cho thấy trong bốn năm đầu hiệu suất tăng từ 3.2% đến 5.5% so với nhà thương công cộng. Điều này cho thấy nhà thương tư chữa trị tốt hơn và ít tốn kém hơn.
Bằng chứng rõ ràng là hệ thống y tế phổ thông với sự cạnh tranh và được quản lý bởi tư nhân sẽ mang lại nhiều chất lượng về chữa trị, về đầu tư lợi nhuận và kỹ thuật hoàn hảo hơn hệ thống phổ thông công cộng như hiện nay... 
Nhân đọc một bài tường trình về thống kê tuổi thọ mới nhất của dân Canada và Mỹ của phân khoa Medicine thuộc đại học Pennsylvania như sau:
                              Canada           Mỹ
Đàn bà                   81 tuổi            79 tuổi
Đàn ông                 78 tuổi            76 tuổi
Nhóm nghiên cứu này lượt ra vài lý do chính tại sao dân Canada sống thọ hơn dân Mỹ trung bình 2 tuổi như sau:
1.   Dân Canada ít hút thuốc hơn dân Mỹ (đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao đàn bà vẫn sống lâu hơn đàn ông)
2.   Cách dinh dưỡng của dân Canada tốt hơn Hoa Kỳ (Americans eat badly), họ ăn nhiều junked food như hamburger McDonald, KFC, Dunkin Donut, etc…nơi mà thức ăn chứa nhiều lượng cholesterol, nhiều fat, đường và muối.
3.   Cách làm việc bên Hoa Kỳ gây stress nhiều hơn Canada.
4.   Điều quan trọng nhất là hệ thống y tế phổ thông Canada (Universal Healthcare) khuyến khích người dân đi khám bệnh thường xuyên vì không phải trả tiền. BS gia đình theo dõi và điều trị thường xuyên nên hiểu rõ tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Bên Canada hệ thống y tế được miễn phí ngoại trừ răng và thuốc. Khi đạt 65 tuổi người về hưu phải trả một chi phí tượng trưng là 450$ đô/năm để được chính quyền tỉnh bang bảo hiểm tiền thuốc men, nếu không có bảo hiểm y tế tư. Trong khi bên Hoa Kỳ về già, người công dân hưởng ít lương lại vì thế người dân càng ngại đi khám BS thường xuyên vì quá tốn kém, nhất là người homeless (vô gia cư). Điều này cắt nghĩa phần nào sức khoẻ người già bên Canada được chăm sóc tốt hơn bên Hoa Kỳ.
Chúng ta đa số chuẩn bị về hưu nên quan tâm muốn chọn một nơi nào đó an lành, có bạn bè trò chuyện vui vẻ thoải mái, con cháu xum vầy, khí hậu ấm áp và nhất là với một hệ thống bảo đãm sức khỏe tốt thích hợp cho người già là một vấn đề thực tế cần đắn đo suy nghĩ kỷ càng. Là một chuyện nhức óc không phải dễ tìm ra câu trả lời một sớm một chiều…
Nguyễn Hồng Phúc (sưu tầm & dịch thuật)