Monday, January 2, 2012

TRUNG HỌC MIỀN NAM THỜI MỞ CỬA


       Kể t khi Việt-Nam gia-nhập Tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế (World Trade Organization) năm 2007 thì s hợp tác về lãnh-vực Giáo-dục càng ngày càng toàn-diện và hiệu quả hơn. Nh sự hợp tác này mà một số trường học Việt-Nam đã đạt được tiêu-chuẩn quộc-tế nghĩa là việc giảng dạy Việt-Nam cũng được công nhận như phương pháp giảng dạy nước ngoài. Tất nhiên để có điều kiện hợp tác đó, đòi hỏi các trường học của Việt-Nam phải đạt một số tiêu-chuẩn của các trường quốc-tế như về lớp học, phòng thí-nghiệm, thiết bị, dụng cụ dùng cho học tập, thư viện, khu thể thao giải trí cho học sinh, nhà ăn, về chương-trình giảng dạy, trình độ thầy cô giáo…
       Hiện nay ở Việt-Nam có Hà-Nội Academy, Saigon Asia Pacific, Saigon South International School, ĐH Nguyễn Trãi. Nhng ĐH Trà-Vinh và Đà-Nẵng đang chuẩn bị để nối kết với các ĐH trên Thế-giới…là những trường có hệ thống phòng học tương tác và phòng thí nghiệm chuyên đặc biệt đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tng môn Khoa học thực hành như Vật-lý, Hoá-học và Sinh học, ngoài ra còn có hệ-thống phòng lab và phòng thực hành máy vi tính hiện đại. Đồng bộ vi hệ thống phòng học là hệ thống các phòng chc năng như thư viện điện t, phòng tập luyện thể dục, phòng học năng khiếu, khu thể thao…
       Những trường song-ng này bảo đảm thực hiện tốt chương trình giảng dạy theo quy định của bộ Giáo-Dục và Đào-tạo, ngoài ra các trường này còn có chương trình liên kết với các trường học quốc tế khác, nh đó học sinh không chỉ tiếp thu kiến thực t những nền giáo dục tiên tiến mà còn duy trì được truyền thống văn-hóa Á đông, giúp các em tiếp thu rành mạch các giá trị văn hóa và kiến thc Phương Đông và Phương Tây. Việc học ngoại ng của trường được thc hiện t bậc học mầm non bằng nhiều hình thc được giảng dạy trc tiếp bi giáo viên nước ngoài và giúp các em có kiến thc vng vàng, sẵn sàng vi các kỳ kiểm tra đánh giá quốc tế. Lên các bậc học cao hơn, ngoài việc học tập môn ngoại ng trc tiếp vi giáo viên ban ng, học sinh của nhng trường nầy còn được tiếp thu kiến thc, rèn luyện kỹ-năng tư duy bằng tiếng Anh đối vi các môn khoa học t nhiên như Toán, Khoa học, Tín học, v.v….
        Vấn đề quan-trọng đối với học sinh sau khi học xong trung-học và xin sang du-học nước ngoài là khó hoà nhập nhanh được với môi trường học ở đây. Vì khả năng ngoại-ngữ kém cho nên phải tốn nhiều thời-gian hơn để trao giồi ngoại-ngữ. Một điểm yếu khác cũng không kém phần quan-trọng là do văn-hoá người Việt cho rằng học sinh tranh luận với giáo sư là không mô phạm. Trong khi đó học-sinh nước ngoài quan-hệ rất thân thiện và tranh-luận cởi mở với giáo sư. Điều này khiến học-sinh Việt Nam hơi lo sợ, kém năng động, rụt rè trong học tập, học chỉ thiên về lý-thuyết và không tham-gia vào những cuộc tranh-luận hầu mong đi xa hơn trong đề tài đang theo.
Đây là s nhận xét về cách giảng-dạy mà tập thể cu học-sinh thu thập khá lâu tcác trường Hoàng-Diệu Sóc Trăng, Lasan Taberd Saigon (Trung-học chuyên Trần-Đại-Nghỉa), vài trường Trung-học Canada và Mỹ và có thể không biểu hiệu s hiện-thc của tình-trạng các trường Trung Học tại miền Nam Việt Nam hiện nay.
       Với ước nguyện nâng cao chất lượng giáo dục của trường Trung Học miền Nam Việt Nam, sự nhận xét của bài này không có mục đích chỉ trích cách giảng dạy của Thầy Cô, ngược lại người viết chỉ muốn nêu ra cho chúng ta một khái niệm về s thiếu sót trong việc giảng-dạy và học tập, nhằm rút ra kinh nghiệm cho giải pháp mới để giúp Trung Học tại Việt Nam tr nên những trường tiến-bộ trong tương lai, ít nhất cấp quốc-gia. Và để sau khi tốt nghiệp Trung-học Phổ thông, học-sinh Trung Học vào Đại học là phải đạt đủ các điều kiện với tiếng Anh lưu loát và thành thạo tin học ứng-dụng và được hướng-nghiệp thực sự để con em học nghề có thiên hướng khả năng tốt nhất.

Sự giảng huấn ở các Trung Học miền Nam Việt Nam sau 75:

Chương-trình giảng-dạy ở cấp trung Học chưa được cập nhật để tiến theo giáo-trình của các trường trên thế-giới. Môi trường học chưa được áp dụng theo mô-hình tiên tiến, khoa học và bám sát thực-tiễn với tinh-thần cởi mở.
* Các phương pháp giảng dạy t chương kém hiệu quả - trong đa số các giáo trình (cours) giáo viên hầu như diễn thuyết hay thuyết trình một mình, bắt buột học sinh ghi nhớ một cách máy móc, giao ít bài tập về nhà, ít có sự tương tác giữa học sinh và giáo viên. Thí dụ cụ thể là môn Vật lý không phải là môn học thuộc lòng thuần túy mà đòi hỏi học sinh phải nắm vững nguyên tắt căn bản vật lý, các khái niệm, định luật và vận dụng kiến thức vật lý để giải thích hiện tượng trong thực tế. Thí dụ khác điển hình là bộ môn Khoa-học như Sinh-học và Hóa-học. Vấn đề thiếu phòng lab làm cho những bộ môn này rất khó để học-sinh ghi nhớ. Xâu xa hơn na là học thuộc lòng môn Lịch Sữ mà chính bản thân thầy cũng như trò chưa trãi qua thời điểm lịch sữ ấy, phương pháp học thuộc lào này rất khó đi vào trí nh từng học sinh. Những năm sau và xa hơn nữa nhng s kiện thu-thập của môn Lịch Sữ này mất đi gần hết. Một trong những đức tính của người thầy là sự tích cực trong việc soạn bài và giảng bài. Trong lớp học, người thầy cần tránh độc thoại mà trái lại, nên khuyến khích tối đa sự tham gia phát biểu của học sinh, bằng những câu hỏi gợi ý, bằng những lời khen ngợi hoặc phần thưởng nho nhỏ…
Thêm vào đó xin đề-nghị sử dụng các phương pháp học tập thực-tiển, yêu cầu giao bài tập về nhà và có chấm điểm cho tất cả môn học vào kết quả cuối năm, dùng máy chiếu phim để gây ấn-tượng cho học trò dể nh đề tài đã học cho những môn Lịch Sữ, Địa Lý. Nếu có điều kiện, tổ chc tham quan những địa danh lịch sử (historical site visits).
* Trang thiết bị và nguồn lực chưa đầy đủ. Đề nghị hiện đại hoá phòng học, thư viện điện-tử, và thiết bị nhiệu phòng thí nghiệm, cung cấp các nguồn lực (con người và thiết bị) để hỗ trợ giảng dạy và học tập.
Chương trình và các môn học
* Sự mất cân đối giữa các giờ học lý thuyết (nhấn mạnh quá nhiều vào các kiến thức dữ kiện) và giờ học thực hành phòng thí nghiệm. Việc học chỉ yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức máy móc và sẽ kiểm tra vào cuối kỳ. Thông thường, ít bài tập được giao về nhà để cũng cố lại những kiến thức được học trong các lớp hoặc để thực hành ứng dụng các kiến thức đã học. Vì vậy, các bài giảng dạy dài ở trường cộng với một ít bài tập về nhà đã làm giảm đi sự hứng thú và kết quả học tập của học-sinh.
Đề nghị thiết kế nhiều hơn nữa những kinh nghiệm học tập thực hành, ứng dụng thực tiễn, các bài tập, cho dự án ngắn làm bằng nhóm để học sinh có cơ hội tìm hiểu đề tài đã học và trình bày trước các bạn. Thầy cô chỉ hướng dẫn về phương pháp, học trò trong nhóm phải tự tìm cách giải rồi tranh luận với nhau, sau đó thầy cô chỉnh sửa và giải thích. Học theo cách này rất thoải mái, học sinh có thể hỏi thầy cô bất cứ điều gì để đi xa hơn về sự hiểu-biết.
* Thiếu các kỹ năng nghề nghiệp thông thường như làm việc nhóm với nhau, giao tiếp và viết bằng tiếng Anh, phương pháp giải quyết vấn đề.
Đề nghị giảng dạy những môn chính bằng tiếng Anh và tạo nhiều cơ hội để phát triển các kỹ năng thông qua các hoạt động trong lớp và trong đời sống thực tế. Trong chương trình vật lý phổ thông, có nhiều vấn đề lý thú mà học sinh có thể tiến hành học theo hình thức thc-tế và làm việc theo nhóm. Dĩ nhiên giáo viên luôn luôn trong tư thế sẵn sàng giúp đỡ học sinh. Đầu tiên, giáo viên có thể yêu cầu học sinh ghi ra các vấn đề mà các em định trình bày (gọi là dàn ý), giáo viên sẽ giúp học sinh chỉnh sửa. Nếu học trò yếu hơn thì giáo viên sẽ làm sẵn dàn ý và học trò cứ theo đó mà làm.Tóm lại, đề tài cho học sinh nên nhẹ nhàng và gần gũi với cuộc sống vì vậy các em mới thấy mình có khả năng và hứng thú vào phương pháp học này.

Giáo viên
* Tăng cường thêm giáo viên có trình độ nói lưu loát Anh-văn, cũng như các môn học khác. Đề nghị phát triển các trường đại học chuyên môn đào tạo giáo viên giỏi về song ng như các trường Trung học nổi tiếng ở Sàigòn Việt-Nam như Trần-Đại-Nghĩa, Võ-Trường-Toản, Lê-Hồng-Phong, Nguyễn-Thị-Minh-Khai, v.v.v…
* Sự chuẩn bị về học huấn cho các giáo viên còn ở trình độ thấp và thiếu kiến thức cập nhật về chuyên ngành. Đề nghị tạo cơ hội học tập chuyên-môn ở đại học, cả trong và ngoài nước bao gồm nội dung chương trình và nội dung các môn học. Tạo điều kiện tiếp cận với nguồn tri thức mới, chương trình dạy và học hiện hành, các tài liệu học tập liên quan trên internet. Nhưng ngoài năng khiếu của mỗi nhà giáo, thầy cô nên dùng trợ huấn cụ để làm cho bài giảng thêm rõ ràng, giúp học sinh lãnh hội mau hơn, và nhớ lâu hơn. Trợ huấn cụ nơi đây thật đủ thứ:  bản đồ, tranh vẽ, hình ảnh, âm nhạc, CD, slide, video, overhead projector…Giáo viên cũng có thể tự làm lấy và “sáng chế” ra những học cụ theo ý riêng của mình dựa theo nội dung bài giảng.
* Làm việc quá nhiều mà lương bổng lại thấp, dẫn đến việc thiếu thời gian cần thiết để chuẩn bị cho cours, tiếp xúc với học sinh. Học sinh là trọng tâm, giáo- viên phải thực sự vì tương lai của học sinh, và uy-tín của trường phải được đặt lên hàng đầu. Đề nghị giảm khối lượng giảng dạy, đảm bão mức sống tương đối cho giáo viên “làm trọn giờ” và xác định rằng họ sẽ làm 35-40 giờ một tuần tại trường của mình và cân đối giữa giảng dạy và các hoạt động khác
* Không có sự khuyến khích đối với giáo viên trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy, chất lượng môn học, chương trình đào tạo vì sự đề bạt và tăng lương thường dựa vào khối lượng giảng dạy và thâm niên, không dựa trên thành tích, khả năng. Đề nghị thiết lập chế độ thưởng theo thành tích, thưởng và ghi nhận các giáo viên có những cải tiến trong công tác giảng dạy và học tập.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh và hiệu quả nhà trường
* Thiếu sự phối hợp kết quả học tập của học sinh ở các cấp độ trường, lp và môn học. Đề nghị đưa ra yêu cầu thiết lập và sử dụng kết quả học tập của học sinh ở cấp trường, chương trình học đưa ra phải dựa trên kết quả học tập chung của học sinh, bao gồm việc đặt ra kết quả học tập của học sinh thật cụ thể cho từng đề tài chi tiết môn học.
* Hiệu quả nhà trường không được đánh giá dựa trên kết quả học tập của học sinh. Kết quả là giáo viên không có nhiều động cơ vì không có nhận được nhiều sự khuyến khích và tưởng thưởng cho sự thay đổi. Đề nghị các trường chịu trách nhiệm nâng cao thành tích học tập của học sinh và xem đó là một yêu cầu trong công tác kiểm định chất lượng nhà trường, phân bố nguồn lực cho trường, và các chương trình ít nhất là dựa trên một phần kết quả học tập của học sinh.
* Chất lượng chương trình học và môn học không dựa vào sự đánh giá học tập của học sinh. Đề nghị thiết lập và thực hiện hệ thống đánh giá chương trình học vấn dựa một phần vào kết quả học tập của học sinh trong từng môn học và trong toàn bộ chương trình giảng huấn, đồng thời thiết lập và thực hiện hệ thống đánh giá môn học và thường niên đánh giá lại giáo viên để có được các tin tức về giảng dạy và học tập nhằm mục đích để cải tiến.
* Nên tổ chức nhiều buổi gặp mặt hơn với phụ huynh của học sinh để báo cáo về sự tiến bộ cũng như vấn đề của từng em học sinh mà thay đổi kịp thời, thay vì chỉ ghi một vài nhận xét trong học bạ cuối năm của học sinh và sự gặp mặt ít ỏi với phụ huynh. Như vậy các bậc cha mẹ có thì giờ để chỉnh đốn lại việc học của con em mình ngay.

Môi trường học tập của học-sinh và phụ-huynh
* Khả năng tài chính của phụ-huynh không cho phép các học-sinh theo đuổi học tập một cách hiệu quả vì ngoài gi học nhiều học sinh nghèo phải đi làm thêm cho kế sinh nhai hàng ngày hầu để phụ giúp thêm cho gia-đình. Đây là một tr ngại to ln nhất Việt-Nam hiện nay. Hiện nay có một nhóm cựu học sinh các Trung Học trước 75 đã lập ra một quỹ giúp học sinh nghèo hầu mong giúp các em một chút phương tiện tiếp tục việc học đầy đủ. Mong mọi người và các nhà hão tâm khắp nơi mở rộng cánh tay để ủng hộ quỹ nầy.
* Thiếu tinh thần và động cơ về cạnh tranh gia các học sinh của trường Trung Học miền Nam Việt-Nam.  Đề nghị Tỉnh bộ lập ra những cuộc thi-đố vui để học giữa các trường trung-học liên tỉnh để mong các học sinh có dịp để thi-đấu. Thí dụ như cuộc thi học sinh giỏi khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long được tổ-chức hàng năm khoãng giửa tháng 2, hay chương trình hàng tuần “đường lên đỉnh Olympia” của VTV3.  Đây là một sân chơi bổ ích và luyện tập cho các em tham gia tốt kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Đồng thời cũng là nơi thể hiện chất lượng giáo dục cao ở các trường trong khu vực. Tuy nhiên cần trao dồi thêm kiến thức về ngoại ngữ cho việc thi đố tại cuộc thi quốc gia này không khỏi bở ngỡ cho các em, mặc dầu học sinh trường của nhiều trường Trung Học cấp Tỉnh chưa đuợc vào danh sách đạt vòng hoa nguyệt quế lên đỉnh Olympia để được cấp học bổng du học nước ngoài; nhưng chúng ta thầy và trò hãy cố gắng lên để đạt được điều đó hầu mang lại vinh dự này cho trường.
* Học sinh thiếu sự khuyến khích về vấn đề học sinh ngữ tại trường mặc dù hiện nay các trường Trung học miền Nam đều trang bị một web site cho học trò để trao dồi Anh-văn. Vấn đề là bao nhiêu học sinh đã vào web site này để trao dồi sinh-ngữ và làm sao kiểm sót sự tiến-triển về trình-độ Anh-văn của các em. Ở Sóc Trăng hiện nay có một vài trường dạy học với chương trình bằng tiếng Anh nhưng vẫn thiếu học trò và thầy giáo với khả năng chuyên môn đãm trách.  Đề nghị lập ra những cuộc thi-đố như cuộc thi thuyết trình tiếng Anh do trường Anh ngữ Quốc tế Sài Gòn và Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức và phần thưởng của cuộc thi nầy là du học hay du lịch sang Mỹ để trao-giồi tiếng Anh được học bổng hay tài trợ bởi Học viện Austin English Academy (AEA). Những học-sinh giỏi của trung-học chuyên Trần-đại-Nghĩa, Võ-trường-Toản, Nguyễn-Thị-Định hay Lê Hồng Phong thường đoạt những giải nầy. Chỉ sau một thời gian ngắn các em đã nâng cao trình độ tiếng Anh thêm khá nhiều. Bên cạnh việc học là chương trình vui chơi. Có thể nói ban tổ chức đã chuẩn bị một chương trình tham quan cực kỳ hấp dẫn.  Trong một tuần ở Austin -  thủ phủ bang Texas - đích thân bà hiệu trưởng Học viện lái xe đưa các em đi thăm viếng những địa danh rất nổi tiếng tại đây. Các em sẽ được chiêm ngưỡng hàng ngàn tác phẩm nổi tiếng của nhiều danh họa tại Bảo tàng Nghệ thuật Austin, thăm Tòa thị chính lộng lẫy, uy nghiêm của bang Texas, xem thi đấu bóng chày... Tuy nhiên, chương trình tham quan tuyệt vời nhất đối với các em tại Texas là chiếc cầu dơi (Bridge Cavern) nơi trú ngụ của 1.5 triệu con dơi và thị trấn Texas cổ xưa.
* Đề nghị phát hành Kỷ-yếu hàng năm để vinh danh nhng học-sinh xuất sắc cho tng bộ môn và tng lp vi tất cả hình ảnh của học-trò cũng như Đội ng Giáo viên và cảm nghỉ về niên học. Cuốn Kỷ-yếu sẽ là một kỷ-niệm vô giá cho cu học-sinh về sau, th nhì là gây ra sự thi đua trong học-tập gia các học sinh.
* Trong quá trình học của các em học sinh, thầy cô nên thu âm và hình ảnh lại những bài giảng quan trọng cho các môn học chính, cụ thể như tiếng Anh ghi lại cách phát âm những em yếu hay đề tài thảo luận trong lớp học, sau đó cho học sinh xem lại để rút kinh nghiệm lần tới .
Cuối năm cho học xem lại tư liệu phim mà nhà trường có những dịp quan trọng hay những ngày học vui vẽ tại trường trong năm qua, giúp cho học sinh cuối cấp ghi vào tâm trí khi rời ghế nhà trừơng và cũng là tư liệu cho lớp kế tiếp.
       Để hoàn thành sứ mạng làm nâng cấp các Trung Học miền Nam Việt Nam vi nhng mục đích nêu ra trên đây sẽ cần rất nhiều nhân sự giỏi , tài chính, công sức, thiện chí để vươn lên và sự lnh đạo (leadership) mạnh mẽ. Ban ging huấn các Trung Học miền Nam Việt Nam sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dìu dắt con em trên con đường tiên tiến.
Với những tiến bộ mà các Trung Học miền Nam Việt Nam hòan thành sẽ mang lại nhiều tiến vang và mang lại nhiều uy-tín cho cha mẹ con em chúng ta. Một khi có những uy tín ấy và có nhiều cựu học sinh Trung Học miền Nam đã thành đạt trong xã hội, chắc chắn họ sẽ là những mạnh thường quân lớn để giúp trường phát triển thêm. Nhiều cu học-sinh các Trung Học trước năm 75 luôn tin-tưởng rằng vi ý-chí vượt khó-khăn, s xiêng-năng cần-mẫn cộng vi tính sáng-tạo, sự cạnh-tranh không ngừng trong việc học-tập với đầu óc tân-tiến và s đoàn-kết giúp-đ lẫn nhau lúc khó-khăn là nhng đc-tính tốt đẹp cần được gi gìn. Nhất là s kính thầy trọng đạo sẽ đào-tạo những sinh-viên đại-học tương-lai ưu-tú và hữu ích cho nền kinh-tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh và rất cần những nhân-lực có khả-năng đóng góp hiệu quả…

Phuc Nguyen

Commented by Trần Thu Hương, Fort Worth Texas HD 67-74
Edited by Nguyễn Tuyết HD 83 - 86
Consulted Web sites & documents:
Tran Dai Nghia http://www.trandainghia.info/m/
Trung hoc Pho Thong Le Loi http://violet.vn/thpt-leloi-soctrang
Nguyen Thi Minh Khai   http://thptchuyenst.edu.vn/
Le Hong Phong http://www.lehongphong.net/
Hoang Dieu http://www.hoangdieust.net/default.asp
Vo Truong Toan http://thptvotruongtoan.vn/diendan/index.php
Saigon South International School http://www.ssis.edu.vn
Star Radio 92.9 Plattsburg & Burlington with Jamie Dennis
Harvard Business Review – May 2008